Chuyện Tình Mùa Lũ – Siêu Phẩm ( Update Chap 45C Hết )

Thông Tin Truyện

Tên Truyện: Chuyện Tình Mùa Lũ – Siêu Phẩm ( Update Chap 45C Hết )

Tác Giả : Đang cập nhật

Thể Loại:

Lượt Xem: 1551 Lượt Xem

Chương 21: Tuyết tiểu thư

Hà Nội là thành phố của làm ăn, của giao thương nên Tết cũng đến muộn và kết thúc sớm hơn so với ở các nơi khác, ở quê Tết thường bắt đầu từ ngày ông Công ông Táo và kéo dài đến tận hết ngày rằm tháng Giêng. Tờ mờ sáng ngày mùng 5, Nghĩa đã chào cha mẹ đạp xe lên Hà Nội rồi. Cậu đi sớm lắm, khi chưa có con gà nào gáy cơ. Có lẽ Nghĩa muốn tránh gặp những người ở xóm mình.

Lên Hà Nội mới chưa đến 7 giờ sáng, thấy vẫn còn sớm nên cậu đến chợ người ở gầm cầu Chương Dương, tranh thủ kiếm được cuốc nào hay cuốc ấy. Tiền có bao nhiêu cậu biếu mẹ hết, chỉ giữ lại cho mình mấy trăm ngàn làm vốn thôi. Dự định làm buổi sáng, rồi buổi chiều đi tìm nhà trọ khác, không ở khu vực Phúc Tân – Phúc Xá mà năm ngoái cậu đã ở, trường hợp bần cùng bất đắc dĩ là chiều nay không tìm được nhà trọ thì có thể kiếm tạm một chiếu trọ ngủ qua đêm của dân lao động ngắn ngày, chỉ đôi ba chục ngàn là có một chỗ ngủ tạm rồi.

Chỉ có vài người lắt nhắt đứng ở chợ người mà thôi, chắc vài hôm nữa người lao động mới lên hết, dựng xe vào một góc tường, Nghĩa đứng chờ khách đến thuê.

Khách thuê cũng không có nhiều giống ngày thường, lác đác vài người đến thuê làm các công việc linh tinh, rất nhanh chóng kiếm được người ưng ý. Tính Nghĩa thì ít khi tranh dành khách với ai, thế nên cứ lần lượt mọi người tìm được việc mà Nghĩa mãi vẫn chưa.

Nhưng rồi trời cũng không phụ lòng người, một người đàn ông đeo kính cận, tóc dài ngôi lệch, khuôn mặt buồn buồn từ chở theo một em bé gái đỗ lại. Nhìn người khách có vẻ là dân trí thức văn phòng gì đấy, Nghĩa lại gần hỏi luôn vì thực ra ở chợ người lúc này chỉ còn duy nhất mình cậu:

– Anh có việc gì không? Cho em làm với.

Người đàn ông đeo kính nhìn khắp cũng chẳng còn ai, ý định của anh ta chắc là muốn tìm một phụ nữ cho phù hợp với công việc mình định thuê, nhưng chẳng còn ai ngoài chàng thanh niên trẻ măng này, đành phải nói với giọng hết sức nhẹ nhàng:

– Anh định tìm người dọn nhà, em làm được không?

Tưởng chuyện gì, việc đấy quá đơn giản đối với Nghĩa rồi, cậu nhận ngay:

– Em làm được ạ, anh yên tâm.

– Thế công xá thế nào?

Nghĩa đưa tay lên gãi đầu gãi tai, hôm nay là đi làm kiếm tiền đấy, nhưng thực ra cũng là đi làm lấy may mắn, ở nhà mẹ bảo hôm nay Mùng 5 đẹp ngày, thuận lợi cho việc mở hàng đầu năm, thế nên Nghĩa không có quan trọng lắm chuyện tiền nong. Mà trước nay cậu đều xuề xòa chuyện đó cả, người ta nói gái có công chồng chẳng phụ, mỗi lần xong việc, chủ thuê đều nhìn vào hiệu quả công việc, vào cách làm việc mà trả công, thường là cũng không phụ những người lao động như cậu. Họa hoằn lắm mới gặp phải khách ki bo kiệt xỉ không được như ý muốn mà thôi:

– Hôm nay em đi làm khai xuân, công xá không quan trọng đâu. Xong việc anh trả em bao nhiêu thì trả.

“Tết mà”, đó là câu nói cửa mình, à quên, cửa miệng của người Việt ta mỗi dịp Tết đến Xuân về, mọi thứ xởi lởi, xuề xòa đi một tí cũng là để lấy may mắn cho cả một năm dài đằng đẵng. Thấy cậu thanh niên cũng dễ tính, lại ăn nói lễ phép, khuôn mặt ưa nhìn đáng tin, người đàn ông đeo kính cận gật gù:

– Được, thế em theo anh.

– “Vâng, anh cứ đi trước, em đạp xe đuổi theo sau”, Nghĩa mỉm cười vừa nhanh chóng lấy xe đạp vừa nói.

Vậy là ở đằng trước, người đàn ông đeo kính có khuôn mặt trắng trắng, chở một em bé gái khoảng chừng 4 – 5 tuổi trên chiếc xe máy Suzuki Viva mầu xanh dưa hấu, còn đuổi theo đằng sau là Nghĩa, cậu cong mông cố đạp thật nhanh để theo kịp xe máy.

Người đàn ông dẫn Nghĩa men theo đường đê Nguyễn Khoái xuôi về phía Nam, đến phố Minh Khai thì quẹo vào một con ngõ nhỏ. Lòng vòng thêm mấy lượt rẽ nữa mới dừng lại trước một cổng nhà đan bằng hoa sắt mầu xám rộng khoảng 2 mét. Hai bên trụ cổng được xây bằng gạch chắc chắn.

Người đàn ông đeo kính xuống xe trước rồi nói với cô bé ngồi đằng sau:

– Chích Bông!, xuống xe đi con.

À hóa ra cô bé xinh xắn, trắng như pha lê, tóc mượt dài đến ngang lưng tên là Chích Bông. Cô bé nhẹ nhàng bước xuống xe rồi ngó vào cổng bằng đôi mắt long lanh mở to, đôi môi chúm chím trả lời bố:

– Mình về nhà cũ hả bố?

Anh chàng đeo kính cận cầm lấy tay cô con gái nhỏ:

– Uh, Chích Bông ngoan, hôm nay bố nhờ chú này đến dọn dẹp nhà mình.

Nghĩa quan sát hai bố con từ nãy đến giờ, trong lòng cậu có một chút gì đó hơi lờ mờ phán đoán, bởi trong đôi mắt, trong lời nói và cử chỉ của họ có một cái gì đó buồn buồn, không sao giải thích nổi.

Chích Bông gật đầu ngoan ngoãn nép vào chân bố, bố Chích Bông mở cổng rồi dắt xe máy vào khoảng sân nhỏ trước căn nhà cấp 4 lợp bằng mái pro xi măng. Nghĩa cũng dắt xe đạp vào theo.

Ngôi nhà cấp xây tường gạch cũ kỹ, chiều ngang rộng chừng khoảng 4 mét, hai bên sân cũng được xây tường gạch cao để ngăn cách với nhà hàng xóm.

Mặt trước của ngôi nhà ngoài cửa chính bằng gỗ mầu cánh gián ở phía bên phải thì bên trái còn có một cái cửa sổ 2 cánh khá rộng.

Anh chủ nhà tiếp tục mở cửa chính của ngôi nhà, tiếng “cót két” phát ra khi cánh cổng di chuyển trên bản lề, một mùi nồng nồng phát ra từ bên trong. Không cần nói cũng biết, chắc ngôi nhà này lâu lắm rồi không có người ở, đã để không chắc cũng vài năm rồi.

Nghĩa theo chân anh chủ nhà đi một vòng từ ngoài vào trong. Căn nhà có hai phòng ngăn cách bởi một bức tường nữa. Phòng ngoài vừa là phòng khách, vừa là phòng ngủ có kê một chiếc giường gỗ rộng 1,8m ở sát mép tường, trên giường ngoài giát giường ra thì không có gì khác. Một bộ bàn ghế gỗ nhỏ kiểu cổ làm chỗ tiếp khách đặt đối diện với chiếc giường. Nối hai phòng là một cửa không cánh hẹp. Phòng trong có bệ bếp, chậu rửa bát ở bên phía tay trái, còn bên phải là một nhà vệ sinh có một cửa nhựa treo kéo ngang, mỗi lần kéo sang để mở cửa thì các nan nhựa xếp lớp lại với nhau, chân của cửa nhựa cũng không sát xuống đất mà hở một đoạn khoảng mười phân. Bên trong nhà vệ sinh cơ bản có các vật dụng cần thiết như bồn cầu, chậu rửa mặt và vòi hoa sen.

Trần nhà có rất nhiều mạng nhện. Có thể khẳng định đã lâu rồi không có ai ở trong căn nhà này.

Anh chủ nhà dập cầu dao điện, mở cánh cửa sổ để ánh sáng và không khí từ bên ngoài phả vào:

– Em dọn dẹp sạch sẽ trong ngoài, trên dưới giúp anh.

Nghĩa nhìn sơ qua những vật dụng còn sót lại trong căn nhà, cơ bản là đủ để cậu làm việc:

– Vâng, anh yên tâm. Giờ em làm luôn đây.

Không hiểu sao, Chích Bông từ lúc vào trong căn nhà này đến giờ không rời chân bố nửa bước, nghe câu hỏi “nhà cũ” vừa rồi của cô bé thì có thể biết là cô bé đã từng ở đây rồi, bé luôn bám sát vào bố khép nép như có vẻ sợ sệt một điều gì đó, môi bé bặm lại tỏ vẻ đăm chiêu. Bế bé lên vai, lập tức Chích Bông gục mặt vào vai bố, hai tay choàng qua cổ ôm bố thật chặt. Anh chủ nhà nói với Nghĩa:

– Khoảng bao lâu thì xong nhỉ?

– “Chắc phải buổi sáng anh ạ”, Nghĩa trả lời.

Anh chủ nhà đưa mắt nhìn một lượt khắp căn phòng, qua cặp kính cận, Nghĩa cảm nhận rất rõ ánh mắt của anh buồn thật sự, có gì đó như hoài niệm, như quá khứ ùa về:

– Vậy em ở đây làm, khoảng trưa anh đến nghiệm thu rồi thanh toán tiền công cho em.

– Vâng ạ.

Xoa xoa vào lưng Chích Bông như muốn nói với con điều gì đó. Anh chủ nhà vừa đi ra cửa vừa nói với con:

– Bố đưa Chích Bông đi chơi công viên nhé, trưa mình lại về đây xem chú dọn nhà mình.

Chích Bông không nói gì, đầu cô bé vẫn ở trên vai bố gật gật.

Khi hai bố con đi khỏi căn nhà, Nghĩa khép cánh cổng lại và bắt đầu công việc của mình. Dọn một căn nhà cấp 4 không phải là chuyện gì đó quá to tát ghê gớm cả, nhất là đối với một người chăm chỉ, cần mẫn, tỉ mỉ, làm việc có tâm như Nghĩa. Từng sợi mạng nhện, từng hạt bụt từ cổng đến sân, từ phòng trong phòng ngoài đều không lọt qua được mắt Nghĩa. Sau đâu đó còn lau sạch từng ngóc ngách, từng đồ vật có trong căn nhà.

Đến gần trưa, ngôi nhà như khoác lên mình một bộ quần áo khác, tất nhiên không phải là áo mới, có thể vẫn là một bộ quần áo cũ nhưng đã được giặt sạch sẽ. Không khí ẩm mốc do năm tháng cũng không còn, thay vào đó là mùi mới, mùi của mùa xuân.

Khi vừa coi như là xong việc thì cũng là lúc anh chủ nhà thò tay vào bên trong cánh cổng gạt chốt cửa ra, anh dắt xe máy vào bên trong sân, Chích Bông ngồi trên yên xe.

Anh mới chỉ nhìn bên ngoài thôi nhưng đầu gật gật gù gù vì hài lòng rồi. Nghĩa nhìn thấy chủ nhà đến thì chào:

– Anh đến rồi ạ. Anh xem còn cần làm thêm gì nữa không? Em vừa mới làm xong.

Bế Chích Bông xuống xe, anh chủ nhà dắt tay con bước vào bên trong:

– Để anh xem nào.

Hai bố con bước vào bên trong nhà, đi vào gian bếp và WC bên trong rồi lượt trở ra, ngó lên trần nhà, chạm tay vào nan sắt của cửa sổ, anh gật gù:

– Tốt, em làm sạch lắm. Anh rất hài lòng. Không cần làm thêm gì nữa đâu.

Nghĩa mừng rơn, chủ nhà không phàn nàn một lời nào, nhìn thái độ thì có vẻ rất hài lòng. Sắp đến giờ nhận công rồi đây.

Nhưng đúng lúc đó, bé Chích Bông giật giật tay bố, cô bé ngửng đầu lên ngây thơ nhìn bố, đôi má bé mọng ra, miệng mở thật nhẹ:

– Bố ơi! Bố con mình lại về đây ở à?

Anh chủ nhà ngồi xuống, đầu anh cao bằng đầu con, anh lắc đầu:

– Không. Bố con mình ở trên kia cho gần chỗ Chích Bông học. Còn nhà này bố sẽ cho thuê, để lấy tiền nộp học cho Chích Bông.

Đầu năm quả là may mắn, người cho thuê nhà gặp ngay kẻ đang tìm nhà. Nghĩa không dám nghe trộm lời hai bố con nói với nhau nhưng vì ở gần nên tiếng nói chuyện đập vào tai, muốn không nghe cũng không được, cậu hỏi ngay:

– Anh định cho thuê căn nhà này ạ?

Như nhớ ra chuyện phải làm là thanh toán tiền công cho Nghĩa, anh chủ nhà đứng dậy nhưng không quên cầm tay con gái:

– Uh, để không cũng phí, anh định dọn dẹp để tìm khách thuê. À, anh gửi em tiền công. Đầu năm mới anh vừa trả công, vừa mở hàng cho em luôn.

Khi anh chủ nhà thò tay ra phía sau để móc ví ra trả tiền thì Nghĩa hỏi lại anh:

– Anh ơi, một tháng tiền nhà là bao nhiêu ạ?

– Sao cơ, em định thuê à?

Nghĩa gãi đầu gãi tai cười cười:

– Vâng ạ, em cũng định làm xong việc của anh thì đi tìm nhà trọ.

Đáp lại cái cười của Nghĩa cũng là nụ cười đầu tiên của anh chủ nhà kể từ khi gặp Nghĩa đến giờ, có lẽ anh cũng có cảm tình gì đó với cậu thanh niên trẻ làm việc hết sức tỉ mỉ này:

– Sao đầu năm đã phải đi tìm nhà trọ rồi? Anh nhìn em thì không giống với người mới lên Hà Nội làm.

– Vâng, em lên từ năm ngoài rồi. Trước em có trọ ở khu Phúc Xá, nhưng có một số chuyện nên em phải tìm nhà trọ khác. Ba lô quần áo em vẫn buộc ở xe đạp anh ạ.

Người cho thuê nhà mà gặp khách ngay thì còn gì bằng nữa:

– Thế à, vậy thuê nhà này luôn đi. Anh bỏ không cũng phí nên cho thuê lại.

– Giá bao nhiêu một tháng hả anh?

– Anh định cho thuê 600 một tháng, nhưng riêng em anh cho thuê 500 một tháng trong 1 năm đầu tiên, từ năm thứ 2 trở đi thì 600 nghìn, tiền nhà đặt cọc cho anh một tháng, còn lại thì thanh toán tháng một hoặc ba tháng một tùy em. Thế nào được không?

Nghĩa nhẩm tính trong đầu. Nhà này mà thuê được thì quá tuyệt vời rồi, không còn gì mà phải nói, địa điểm cũng gần chợ lao động, dễ dàng cho công việc của mình. Nhưng hiềm một nỗi giá lại hơi cao so với dự tính của mình. Phòng trọ trước là 300 nghìn một tháng, nay nếu thuê nhà này thì mỗi tháng phải mất thêm 200 nghìn nữa.

Nhưng cuối cùng Nghĩa bặm môi đưa ra quyết định thuê với lập luận trong đầu là: “mỗi tháng làm cố thêm một tí đề bù vào cái 200 này”:

– Vâng, anh cho em thuê ạ. Em gửi anh trước 1 tháng tiền đặt cọc. Còn tiền nhà anh cho em trả tháng 1. Cứ đầu tháng nhà anh ở đâu em chạy qua gửi anh tiền nhà.

Vậy là việc thuê nhà đã xong. Nghĩa đưa anh thêm 300 nghìn vì tiền công dọn nhà anh chủ nhà trả cho Nghĩa là 200 nghìn, trong đó là một trăm tiền công, một trăm tiền mừng tuổi.

Khi mọi việc đã xong xuôi, Nghĩa mới làm quen chính thức với anh:

– Em tên là Nghĩa. Anh tên là gì ạ?

Hai anh em ngồi ở trên giường, bên cạnh bố là Chích Bông:

– Anh là Tiến, còn đây là con gái anh, 4 tuổi, cháu tên là Chích Bông.

Nghĩa vô tư hỏi:

– Mẹ cháu chắc ở nhà hả anh?

Anh Tiến ôm dịt lấy con vào lòng, Chích Bông khuôn mặt buồn ghê gớm vì vừa rồi có nghe thấy từ “mẹ”:

– Mẹ cháu mất được hơn 1 năm rồi.

Không gian im lặng như tờ. Mẹ Chích Bông mất cách đây hơn 1 năm. Cô mất vì bệnh hiểm nghèo, bỏ lại người chồng tuổi mới vừa tròn 35 hết mực thương yêu vợ, bỏ lại đứa con gái xinh đẹp bé bỏng mới ba tuổi đầu.

——-

Tại phòng 412 khu A kí túc xá trường Đại học kinh tế quốc dân, lúc này là gần trưa, Tuyết tiểu thư đang gấp quần áo cho vào trong một cái ba lô mầu đen, còn sách vở và các tập tiểu thuyết thì cô xếp vào trong cái hòm tôn đựng đồ của sinh viên. Các bạn cùng phòng cũng đã từ quê lên quá nửa.

Đúng lúc đó thì Trang bước vào, theo sau khoác ba lô quần áo và lỉnh kỉnh một số đồ ăn mang từ quê lên đương nhiên là Toàn rồi.

Cả phòng nhìn thấy Toàn nhưng không ai chào lấy một câu, Tuyết cũng vậy, cô ở trên giường tầng 2 của mình nhìn xuống nhưng ánh mắt dửng dưng không mở miệng ra lấy một lời.

Toàn từ trước đến nay vẫn biết là ở trong phòng này, không ai chào đón mình cả. Nhưng hắn mặc kệ, bởi mục tiêu của hắn không phải những người đó mà chỉ là cô bạn đồng môn cấp III xinh xắn Trang mà thôi. Lý do những người cùng phòng này không thích thì Toàn biết thừa, họ có cảm tình với Nghĩa hơn. Đi tán gái, nhất là đánh đồn có địch như kiểu Toàn, chuyện như vậy mà không nhịn và bỏ qua được sao thành công đây.

Trang không lạ với thái độ của các bạn cùng phòng mình đối với Toàn, vì vậy thời gian gần đây, cô cũng hiếm khi tiếp Toàn trong phòng này, nếu Toàn có đến chơi thì chỉ nhát trước nhát sau là cô và Toàn đã đi ra ngoài rồi.

Khi thấy Toàn đặt ba lô xuống giường của mình, Trang bảo:

– Thôi cậu về cất đồ đi. Có gì gặp lại sau.

Vừa từ quê bắt xe lên đây, qua mấy chặng mới tới được kí túc xá này, trong người cũng mệt, với lại Toàn cũng phải về phòng cất đồ rồi có làm gì mới làm được, thế nên Toàn gật đầu:

– Ừ, Toàn về nhà trọ cất đồ đây. Trưa Trang đợi Toàn sang rồi mình đi ăn cơm.

Hai người tâm đầu ý hợp gật đầu chào nhau.

Khi Toàn đã ra khỏi phòng, Trang mới hỏi Tuyết vì thấy hành động rất lạ của Tuyết. Các bạn khác trong phòng đang lấy quần áo từ trong balo ra treo lên móc, còn Tuyết thì làm ngược lại:

– Mày làm gì vậy?

Tuyết không nhìn lại Trang lấy một cái, việc cô làm cô vẫn làm không dừng tay lấy một chút xíu, cô dửng dưng:

– Tao chuyển ra ngoài ở. Ban quản lý ký túc duyệt đơn của tao rồi.

Trang không nói gì, cô ngồi phịch xuống giường của mình ngẫm nghĩ. Trước khi về quê ăn Tết, như Cu Zũng đã kể, đôi bạn thân này cãi nhau một trận kịch liệt ở ngay tại phòng này vì chuyện của Nghĩa. Trang cũng vẫn tưởng chuyện hai đứa cãi nhau vì một người thứ 3 cũng chỉ là nhất thời giận nhau chút thôi, chứ không ngờ chuyện lại to đến nông nỗi này. Tuyết nhìn bề ngoài tiểu thư đài các, nhưng thực ra bên trong tính tình cực kỳ cứng rắn, yêu ghét rõ ràng. Ở trong phòng này, tất cả nữ sinh đều là năm nhất nhưng chỉ có duy nhất Trang và Tuyết học chung một lớp, còn các bạn khác thì đều khác lớp khác khoa, ấy thế nên hai đứa vẫn là thân nhau nhất. Giờ Tuyết đi, Trang không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng trong lòng, nhất là đi trong tình trạng hai đứa vẫn còn đang giận nhau.

Khi Tuyết men theo cầu thang nối hai giường tầng xuống phía dưới, định xách đồ đi luôn thì Trang mới đứng dậy, cô vớt vát tình cảm của hai đứa:

– Mày nói chuyện với tao một lúc được không?

Tuyết định kéo ba lô và hòm tôn đi luôn, nhưng khi nghe Trang nói thì để lại, đứng yên một lúc. Cô có giận Trang vì bắt cá hai tay đối với Nghĩa đi chăng nữa thì cũng không đến nỗi quá giận để mà nói chuyện cũng không nói:

– Uh, ra ngoài đi.

Hai đứa kẻ đi trước người đi sau, người đi trước là Tuyết, kẻ đi sau là Trang. Tuyết dẫn Trang ra đúng cái ghế đá dưới gốc cây mà hôm trước Tết cô đã ngồi cạnh Nghĩa, chẳng biết tại sao, ở hàng cây này có hằng biết bao cái ghế đá, nhưng với Tuyết, cái ghế đá này đẹp hơn hẳn.

Ngồi xuống trước ở một nửa ghế đá, Tuyết khoanh tay trước ngực ôm lấy bầu vú của chính mình, cô không nhìn Trang mà nhìn xa xăm:

– Có chuyện gì mày nói đi.

Trang ngồi xuống theo, trời vẫn còn là mùa đông, mặc dù đã gần trưa rồi nhưng không có nắng, những cơn gió sót nhè nhẹ thổi về làm cho không khí có gì đó man mát buồn:

– Mày giận tao à?

Tuyết đáp thẳng băng khi lời hỏi của Trang vừa mới dứt khỏi môi:

– Đúng.

– Vì sao?

Tuyết không khoanh tay nữa, cô đứng thẳng dậy đi lên phía trước vài bước rồi quay lại nhìn Trang như nhìn một kẻ từ hành tinh khác vừa đến:

– Mày còn hỏi tao là vì sao ư? Tao chẳng nói với mày rồi. Tao không thích kẻ bắt cá hai tay. Chuyện của mày và Nghĩa cơ bản chẳng liên quan gì đến tao. Nhưng tao không thích. Mà tao đã không thích thì không chơi. Có vậy thôi.

Có lẽ Trang bị nói trúng tim đen, vì vậy cô không có phản ứng thái quá khi nghe Tuyết chỉ trích mình. Trang vẫn ngồi im ở trên ghế đá, ánh mắt cô nhìn ra chỗ khác, tránh ánh mắt của Tuyết:

– Mày chẳng hiểu gì hết Tuyết ạ. Không phải tao bắt cá hai tay, chỉ là tao ……….. đang ……….. phân vân ………….. chưa biết quyết định như thế nào thôi. Tao cần ……….. thời gian.

Tuyết vẫn nhìn chằm chằm vào Trang không rời mắt, mặc cho Trang tránh né nhìn đi chỗ khác. Bản thân Tuyết đang rất giận trong lòng, giận thay cho Nghĩa:

– Mày không biết là mày yêu Nghĩa hay yêu Toàn? Mày phân vân là có nên chia tay với Nghĩa để đến với Toàn không? Mày chưa biết là bản thân mày muốn gì nên cần thời gian?

Những lời mà Tuyết vừa nói hoàn toàn trùng khớp với những suy nghĩ của Trang trong thời gian vừa qua. Trang thực sự không biết bản thân mình đang muốn gì? đang yêu ai? Giữa Nghĩa, một mối tình ấu thơ đẹp như trong truyện cổ tích, và Toàn, một người ngày đêm quan tâm chăm sóc cho cô, gia đình lại có điều kiện, tương lai rộng mở, mà nhất là được sự ủng hộ của bố mẹ cô. Những tin đồn về Nghĩa những ngày cận Tết vừa qua như cú sốc đối với Trang, cô nửa tin nửa ngờ. Nghe kể lại thì sự việc quả là ba năm rõ mười, Nghĩa lấy trộm của người ta mười triệu mang về giấu trong ba lô, người ta đến phòng trọ tìm ra. Nhưng có một nửa ngờ là cô không thể tin một người trung thực như Nghĩa lại làm chuyện ấy.

Trang gật đầu xác nhận những lời nói của Tuyết là đúng.

Tuyết cười khẩy:

– Để tao nói cho mày biết như thế này: Nếu mày yêu 2 người, hãy chọn người thứ 2 vì nếu mày thực sự yêu người thứ nhất thì đã không yêu người thứ 2. Nếu mày phân vân giữa tiếp tục và chia tay, hãy chia tay vì nếu mày thực sự muốn tiếp tục thì đã không nghĩ tới chuyện chia tay.

Những triết lí trên cũng chẳng phải do Tuyết nghĩ ra, là những điều cô học được ở những cuốn tiểu thuyết tình yêu lãng mạn mà mình đã đọc.

Thấy Trang không nói gì, Tuyết được thể tiếp tục cho thỏa nỗi lòng:

– Là con gái với nhau, tao cũng hiểu tại sao mày lại lưỡng lự như vậy. Toàn không xấu, mày đến với Toàn cũng không có gì là xấu. Mười đứa con gái thì chắc có đến 9 chọn người như Toàn thôi. Chẳng ai lại muốn thân mình nương nhờ một người có hoàn cảnh như Nghĩa cả. Cái này tao hiểu và thông cảm cho mày. Tao chỉ trách mày một điều duy nhất, đó là nếu không yêu thì nên dứt khoát. Người ta thường nói tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát. Trong tình yêu không có chỗ cho sự phân vân, lưỡng lự và lựa chọn. Đến giờ này, tao khẳng định là mày không yêu Nghĩa, có chăng chỉ là thứ tình cảm nửa vời, hơn tình bạn một chút. Bởi nếu mày thực sự yêu Nghĩa, khi Nghĩa gặp khó khăn thì mày phải là người ở bên cạnh bạn ấy, động viên, an ủi, san sẻ khó khăn. Chính mày phải là người đi tìm bạn ấy chứ không phải là cứ ngồi ở một chỗ rồi cầu mong bạn ấy đến tìm mày, dẫn mày đi chơi, dẫn mày đi ăn, quan tâm lo lắng cho mày. Tình yêu không phân biệt như vậy đâu Trang ạ, nó phải do cả hai người cùng nỗ lực giành lấy, chứ không phải là của riêng ai cả.

Trang ngồi im mà nghe như con nhang đệ tử nghe thầy phán. Tuyết nói không sai một chữ, giọng điệu lại dứt khoát, nhìn bề ngoài của Tuyết, không ai có thể nghĩ Tuyết ở bên trong lại mạnh mẽ và sâu xa đến như vậy. Có lẽ Trang đã hiểu tình cảm thực sự của mình dành cho Nghĩa là gì? Đúng như Trang nói, đó không phải là tình yêu, hay chính xác nhất phải là đó chưa phải là tình yêu. Bởi nếu Trang thực sự yêu Nghĩa thì hành động của cô dành cho Nghĩa không phải như bây giờ. Từ hồi hai đứa còn ở quê, Trang chưa bao giờ đặt câu hỏi Nghĩa đang nghĩ gì?, đang muốn làm gì? Cô chỉ tâm niệm một điều là Nghĩa phải như thế này, phải như thế kia, có như vậy thì mới được. Rõ ràng, đó không phải là tình yêu.

Tất nhiên, nghĩ là vậy và có lẽ Trang cũng đã có quyết định của mình. Nhưng ngay bây giờ cô không thể nói thẳng với Tuyết những suy nghĩ đó. Bởi vì dù sao đó cũng là chuyện riêng của cô.

Sâu chuỗi lại sự việc từ khi thông qua mình Tuyết gặp Nghĩa đến bây giờ, Trang bắt đầu có nghi vấn trong lòng, được dịp Trang hỏi Tuyết luôn:

– Mày thích Nghĩa rồi phải không?

Đến lượt Tuyết quay mặt đi tránh ánh mắt của Trang. Nhưng quay mặt là một chuyện, còn đối mặt lại là chuyện khác. Tuyết sẽ không bao giờ né tránh cái gì, nhất là né tránh chính bản thân mình. Cô đáp chắc nịch:

– Phải!

Nói xong, Tuyết đi thẳng về phía kí túc xá của mình. Nhưng đi được vài bước chân thì ở đằng sau Trang đã đứng dậy nói khá to:

– Mày không hợp với Nghĩa đâu.

Tuyết nhếch môi, cô lẩm bẩm nói một mình, có lẽ Trang cũng chẳng nghe tiếng:

– Để rồi xem.

Tuyết tiếp tục những bước đi của mình. Thực ra chuyện cô chuyển khỏi kí túc xá đã được cô quyết định từ lúc nghỉ Tết ở nhà và được bố mẹ cô ủng hộ. Chuyện, cô là con gái duy nhất mà bố mẹ hết mực yêu quý mà, cái tên ở nhà mà bố mẹ vẫn gọi cô đã nói lên tất cả: “tiểu thư”. Họ đã sắp xếp cho cô ở nhà dì ruột, cũng không xa lắm, cách trường đại học kinh tế có khoảng 4 cây số thôi, ở khu Minh Khai.

——-

Vậy chàng trai Nghĩa của chúng ta đã bắt đầu cuộc sống riêng đấy các bồ tèo nhỉ, còn nhớ dạo tháng 9 năm ngoái rời xa gia đình bắt đầu lên Hà Nội lập nghiệp. Dạo đó mặc dù xa quê nhưng dù sao vẫn còn ở cạnh anh chị Cung Mận, hai người có thể nói chín phần mười coi Nghĩa như em ruột của mình, tất cả mọi việc anh chị làm cho Nghĩa đã chứng minh điều đó, không cần phải suy luận chúng ta cũng có thể biết được.

Sau hơn nửa năm sống cạnh anh chị thì giờ đây Nghĩa đã chuyển đi chỗ khác, sống một mình trong căn nhà cấp 4 bỏ không của bố con Chích Bông. Bắt đầu từ đây mới thực sự là cuộc sống riêng. Trước ở với anh chị thì ngoài đi làm và vệ sinh cá nhân ra Nghĩa hầu như chẳng phải làm gì cả, miếng cơm sáng tối đã có chị Mận chu đáo lo cho rồi. Nay khác à nha. Tự mình hết.

Nhưng Nghĩa của chúng ta là ai chứ, có phải con rồng con phượng, con vua cháu chúa gì cho cam đâu, cậu tự lập từ bé rồi, vất vả cũng đã thành quen. Mấy chuyện nhà cửa Nghĩa nào có ngán gì. Rất nhanh chóng chỉ vài ngày là Nghĩa vừa làm vừa mua sắm mấy thứ đồ đạc linh tinh tối cần thiết, cơ bản ổn định được cuộc sống. Vừa rồi Cu Zũng đã miêu tả bài trí không gian trong căn nhà này. Tôi phải kể rõ cho các bạn nghe bởi ngôi nhà này sẽ gắn bó với Nghĩa trong một khoảng thời gian khá dài, rất nhiều câu chuyện sẽ diễn ra ở đây, thế nên làm vậy cho các bạn dễ tưởng tượng và hình dung, chứ miêu tả cũng mệt lắm chứ bộ, có cô nào thương tui đâu, toàn mấy anh à?

Thế rồi thời gian cứ thế trôi đi, không khí lạnh mùa đông dần dần nhường chỗ cho những ánh nắng ấm áp của mùa hè. Tết đã qua thực sự rồi, mọi người lại đã bắt đầu lao vào cuộc sống mưu sinh thường ngày, như vốn nó vẫn phải vậy. Nghĩa của chúng ta vẫn làm công việc làm ở chợ người, sáng sớm đi làm, hết việc mới về nhà, trước khi về thì tiện đâu ăn đấy, tiện gì ăn nấy xong mới về nhà tắm rửa đi ngủ. Trong đầu cậu cũng nhẩm tính cố gắng làm liên tục thêm một hai tháng nữa để tĩnh lũy một số tiền nhất định, rồi sẽ sang bên đại học nông nghiệp học trồng cây mỗi tuần một vài buổi tùy theo tình hình. Cậu không thể bỏ việc mà sang đấy học được, bởi nếu không làm thì tiền ở đâu ra, ngoài việc học hành, nuôi sống bản thân, vẫn còn đau đáu bệnh tình của bố và nỗi vất vả của mẹ.

Buổi chiều tà, khi vừa bốc gạch ở bên kia cầu Long Biên về, mà nói về mối bốc gạch của anh Ba để lại này thật là đáng quý. Chủ vựa gạch quý Nghĩa lắm bởi sự chăm chỉ, cần cù và cẩn thận của cậu. Ấy thế nên chẳng cần phải hẹn, cứ trống lịch buổi nào là Nghĩa đạp xe sang đó thì hầu như sẽ có việc ngay, kể cả buổi tối đêm cũng vậy. Xe gạch ra – vào nườm nượp suốt cả ngày lẫn đêm, không xuống gạch từ những xe ba chân to thì sẽ có việc bốc gạch từ các kiêu xếp lên các xe nhỏ để chở đi các công trình. Công không được cao lắm, việc cũng lại vất vả nhưng bù lại được cái đều, tránh những buổi nào nhỡ việc. Như vậy cũng là quý hóa lắm rồi.

Về nhà cũng chỉ kiếm cái gì đó ăn rồi ngủ, kể cũng buồn, Nghĩa đỗ xe lại ở giữa cầu mà nhìn về phía thượng nguồn, ánh hoàng hôn chưa đẹp giống độ chính hè nhưng cũng gọi là có thứ ánh sáng đỏ mờ mờ không rõ ràng len ra từ những đám mây làm đỏ quạch một vùng trời. Nghĩa liên tưởng cái hoài bão và ước mơ của mình giống như ánh hoàng hôn vào lúc này vậy. Có ánh sáng đỏ lóe ra đấy nhưng chưa rõ ràng, lại bị những đám mây che đi phần lớn, cần phải cố gắng hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa để vượt qua những trở ngại, có làm gì cũng không được xa rời mục tiêu.

Nghĩa nhìn xuống dòng nước, biết bao lần đạp xe qua đây nhìn dòng nước chảy xuôi về miền biển, trên đường đi của nó ắt hẳn sẽ chảy qua đoạn sông quê mình. Ở nơi đó có mẹ, có cha, có tuổi thơ vui vẻ bên chị Nhài, có chú Lãm, và có cả những người dân làng mình nữa, Tết vừa rồi quá buồn nhưng dù sao thì cũng không trách được họ, có trách thì trách chính mình thôi.

À, nhớ rồi, cũng chính tại nơi đây hồi Nghĩa mới lên Hà Nội đã nhảy xuống cứu Thủy Tiên, thấm thoát vậy mà cũng hơn nửa năm rồi nhỉ? Từ cái hôm Nghĩa về quê ăn Tết có nhìn lén vào trong vườn đến nay cũng đã 2 tháng rồi chưa gặp lại Thủy Tiên lần nào, cũng chưa gặp lại cô Cẩm Tú và cũng chưa bao giờ đến lại ngôi biệt thự trong ngõ phố ấy lần nào. Không biết khu vườn giờ ra sao, những bông hoa hồng, lay ơn, thanh tú, hướng dương, thạch thảo giờ như thế nào?, giàn hoa Lan tiêu ấy đã phủ kín giàn nứa hay chưa? Cây bưởi Diễn, hồng xiêm Xuân Đỉnh, ổi găng, nhót đã có cây nào đậu quả chưa nhỉ?

Còn Thủy Tiên không biết nuôi tóc dài đến đâu rồi, chắc là chưa dài lắm đâu vì tóc mọc chậm chứ không có nhanh giống như lông lờ, nếu không còn kiểu tóc con trai nữa thì mình gặp lại chửa chắc đã nhận ra. Vẫn biết là Thủy Tiên xinh lắm, khuôn mặt nhỏ nhắn dài dài, cằm nhọn mũi cao dọc dừa, chỉ có điều là ngày xưa để tóc ngắn thì trông nghịch ngợm và bớt xinh thôi, chứ nếu để kiểu tóc dài nữ tính thì sẽ đốn tim biết bao nhiêu chàng trai đấy. Mối quan hệ của mình và Thủy Tiên những ngày cuối năm thật tốt biết bao, ấy vậy mà đùng một cái lại xảy ra chuyện, mình lại mất đi một người bạn.

Cô Cẩm Tú nữa, chắc chẳng bao giờ quên cái ánh mắt của cô nhìn mình trong phòng trọ đêm hôm hăm sáu Tết vừa rồi. Chỉ đôi mắt ấy thôi, chỉ ánh mắt ấy thôi mà như truyền tải quá nhiều cảm xúc. Trong ánh mắt ấy có sự giận dữ của chủ nhà nhìn kẻ trộm, có sự giận hờn của một người phụ nữ nhìn người đàn ông của mình vì đã làm cho cô ấy thất vọng, có sự tiếc nuối, có sự xót xa và còn có cả sự trách móc nữa. Cô là người đầu tiên trong đời cho mình biết thế nào là mùi vị của tình dục, ở cô là sự nhẹ nhàng nhưng da diết, nhu mì nhưng mãnh liệt, làm tình với cô thật tuyệt, có lẽ trong cuộc đời này cũng sẽ chẳng bao giờ tìm được một người tình tuyệt diệu đến như vậy nữa đâu.

Nhưng mọi thứ giờ đã qua, có hoài niệm cũng nào có ích chi. Muốn nối lại mối quan hệ với mẹ con cô Cẩm Tú thì chỉ có một cách duy nhất đấy chính là phải xóa bỏ sự hiểu lầm, nhưng làm thế lại không được vì Nghĩa đã nhận lời bỏ qua cho anh Ba rồi, cái gì đã hứa nhất định Nghĩa sẽ làm, cho dù kết quả nhận được đắng biết nhường nào.

Nghĩa thở dài một cái như muốn trút đi nỗi tâm tư buồn phiền đã qua, để hướng tới một tương lai, phía trước còn ngổn ngang trăm bề, trăm việc cần phải đương đầu và vượt qua.

Cậu lên xe tiếp tục đạp đi, vượt quá nửa về phía bên nội thành, cậu nhìn xuống phía dưới, khoảng ngăn cách giữa đường dành cho xe đạp và làn ở giữa dành cho tầu hỏa có một khoảng hở, đủ để những người đang đi trên cầu nhìn xuống bên dưới, ở đó Nghĩa nhìn thấy rất nhiều con thuyền có mái che đan kết lại với nhau thành một xóm nhỏ mà người ta thường hay gọi là xóm làng chài. Suy nghĩ đó đưa Nghĩa quay trở lại với thời điểm cứu Thủy Tiên lên đến bờ, lúc anh Ba đưa Thủy Tiên đi bệnh viện, ở lại bên cậu lúc đấy có một ông lão gầy gò, tóc bạc phơ, râu dài, khuôn mặt nhăn nheo. Ông có chỉ cho Nghĩa xóm làng chài nơi ông ở và có mời cậu đến chơi.

Nghĩ về nhà một mình cũng buồn, lại thấy những mái thuyền xập xệ phía bên dưới, chắc những người dân xóm làng chài ấy cũng khổ cực chẳng kém mình mấy đâu, Nghĩa rảo chân đạp xe thật nhanh. Cậu vòng xuống chân cầu rồi vượt qua đê đi về phía vùng đất bãi ấy.

Đi hết phố bên bãi là ra đến mép sông, luồn lánh theo những con đường đất nhỏ hẹp và ngoằn ngoèo một lúc mới tìm thấy một lối đi nhỏ là đoạn đất nhỏ nối liền với vùng đất ở bãi giữa sông Hồng.

Chẳng đếm nhưng ước chừng có khoảng gần trăm con thuyền lớn nhỏ nép sát vào nhau hoặc nối với nhau bằng những thanh gỗ, từ những con thuyền ấy lại có một thanh gỗ nối xuống với đất liền. Tất cả hình thành lên một xóm bãi liên kết với nhau và gắn với đất. Trước đó là một khoảng đất trống, có rất nhiều trẻ con lớn bé đủ đang chơi đùa các trò chơi, có hơn chục em bé trai đang chơi đá bóng bằng quả bóng nhựa mầu xanh. Có vài em bé gái chơi nhảy dây, có hai em mỗi người căng một đầu dây, các em còn lại từng người một nhảy qua, hết lượt thì lại nâng cao lên một tí để thử thách, ai nhảy mà chạm vào dây thì phải ra đổi thành người căng dây. Còn có một nhóm khác đang ngồi túm tụm lại chơi cờ ô ăn quan, chơi chuyền bằng những quả bóng tennis cũ kỹ lượm được ở thùng rác, que chuyền là những đoạn tre được vót nhỏ bằng nửa chiếc đũa. Có lẽ đám trẻ này thích đất, thích được chơi trên đất vào những lúc chiều tà như thế này. Cũng phải thôi, vì thời gian chủ yếu là chúng sống lênh đênh trên sông nước theo cha mẹ xuôi dòng rồi ngược lên đánh bắt cá kiếm miếng cơm ăn hàng ngày, nhìn thấy đất, được đứng trên nền đất đã là một sự sung sướng rồi.

Ở trên thuyền, người lớn đang nấu cơm trên mui, người đun bằng bếp củi, người đun bằng bếp dầu, người đun bằng bếp than tổ ong, kẻ dùng con dao cạo cạo vẩy mấy con cá nhỏ bán thừa. Nước rửa cũng chính là nước sông được lắng cho phù sa đọng xuống đáy, hớt phần nước trong làm nước sinh hoạt hàng ngày.

Khói lên nghi ngút trên từng con thuyền, dưới đất, bọn trẻ chạy nhảy nô đùa, nhìn cảnh kể cũng đẹp đấy, nhưng trông vậy mà không phải vậy đâu.

– “Em cho anh hỏi một tí”, Nghĩa dựng chân chống xe rồi nhặt quả bóng nhựa mà mấy cậu bé vừa đá lăn vào chân cậu. Nghĩa đưa quả bóng cho em rồi hỏi.

Cậu bé mặc chiếc áo sơ mi dài tay, nhưng chiếc áo ấy đen nhẻm đen nhèm, quần một ống thấp một ống ao, đôi chân trần dính đầy đất, mái tóc em ngả mầu vàng vàng, cứng đơ xoắn tít lại với nhau thành từng bết. Em nói giọng địa phương của em mà Nghĩa cũng không biết là ở đâu, chỉ biết là phải lắng nghe và ngẫm mãi mới luận được:

– Anh hỏi gì?

Nghĩa muốn tìm ông lão mình đã gặp hôm ấy, nhưng tên thì không biết, chỉ biết hình dáng thôi:

– Anh muốn tìm một người, mà anh không biết tên. Chỉ biết là ông ấy rất già, người gầy, tóc bạc, râu dài đến đây này. Ông bảo là sống ở chỗ này.

Cậu bé tròn xoe mắt nhìn Nghĩa, nghe Nghĩa tả xong, ánh mắt cậu long lanh lên tỏ vẻ vui mừng:

– A, ông Từ.

Vừa hô xong tên ông lão, cậu bé chỉ về một chiếc thuyền ở phía xa: “Thuyền ông Từ có treo cờ đỏ sao vàng trên nóc kia kìa”.

Nghĩa nhìn theo hướng tay em bé chỉ, độc duy nhất một chiếc thuyền có treo một lá cờ đỏ sao vàng đang bay phần phật trong gió:

– Anh cảm ơn. Chơi bóng tiếp với các bạn đi.

Thằng bé ôm quả bóng nhựa chạy lại với đám bạn, chúng đứng im trên sân nhìn Nghĩa từ nãy đến giờ. Mà chúng không đứng yên thì cũng chẳng biết làm gì vì quả bóng duy nhất đang ở trên tay cậu bé cạnh Nghĩa mất rồi còn đâu.

Nghĩa dắt xe về phía thuyền ông Từ.

Đứng ở dưới thuyền, Nghĩa gọi với lên:

– Ông Từ ơi!

Một lúc sau, chính ông lão tóc bạc phơ mà Nghĩa đã từng gặp bước ra mui thuyền nhìn xuống, ông ngờ ngợ vì chưa nhận ra được người vừa gọi mình là ai, ông ngó người về phía trước để dòm cho kỹ hơn, trông ông thật khó hiểu, có lẽ cũng ngờ ngợ nhìn quen quen nhưng chưa thể nhớ ra được:

– Ai đấy nhỉ?

Tiến sát mép nước, Nghĩa ngẩng mặt để ông nhìn mình cho rõ:

– Cháu gặp ông cái hôm ở mép sông đằng kia kìa, hôm đấy cháu cứu người chết đuối rồi gặp ông.

Ông Từ hình như đã nhớ ra, ông vuốt vuốt bộ râu của mình trông thật đẹp, có lẽ hành động này của ông làm quá nhiều lần rồi, ông gật gù:

– Nhớ rồi, nhớ rồi. Tưởng không gặp lại cháu chứ. Lên đây.

Thế rồi ông đẩy một thanh gỗ dắt ở mạn thuyền xuống dưới đất, Nghĩa theo cầu tạm ấy lên thuyền.

Rồi ông ngồi xuống luôn mui thuyền của mình, Nghĩa ngồi xuống đối diện ông, ở giữa hai ông cháu có một cái xuyến to đựng nước chè xanh. Trên mui thuyền còn lỉnh kỉnh nhiều đồ dùng khác như bếp, nồi niêu xoong chảo, thớt dao. Ngó vào phía bên trong chỗ có mái che của thuyền, Nghĩa thấy đơn sơ một manh chiếu đơn, trên có chăn, màn, gối được gấp cẩn thận, vuống vắn giống kiểu bộ đội. Ở phía đuôi thuyền là một đống lưới đánh cá, vợt cá, cần câu, giống như đồ đánh cá ở trên thuyền chú Lãm.

Ông Từ rót chè xanh ra hai cái bát con:

– Uống nước đi cháu. Sao giờ mới tới đây tìm ông?

Nghĩa nhấp một ngụm chè xanh, không nóng lắm vì chắc là để lâu rồi:

– Hôm nay vô tình cháu đi làm qua đây, nhớ là có hẹn với ông nên đến thăm ông ạ.

Ông Từ lại vuốt râu, ông như nhớ lại cái lúc mình ở trên bờ theo dõi chàng thanh niên vật lộn với dòng nước để cứu người:

– Cháu dũng cảm lắm. Dám nhảy xuống sông Hồng cứu người. Không sợ chết à?

Nghĩa cười hì hì coi như đó chẳng phải chuyện gì ghê gớm:

– Hì hì hì, lúc đó cháu không kịp nghĩ đến chuyện đấy. Lên bờ mới thấy sợ.

– Thế có gặp lại được người mà cháu cứu không? Ông nhớ là có một người khác, hình như là bạn của cháu bế cô bé ấy đi, lúc đầu ông còn tưởng người cháu cứu là đàn ông cơ, con gái gì mà để tóc như con trai, còn cạo cạo ở hai bên nữa chứ. Nhìn kỹ mới biết là con gái, khổ vậy, không biết gặp phải chuyện gì mà còn trẻ thế đã tự tử rồi.

Sóng đánh làm con thuyền dập dềnh, nước chè xanh trong bát trào ra bên ngoài một chút, Nghĩa sống trên thuyền cũng nhiều rồi nên coi chuyện đó là hết sức bình thường, không đáng để tâm. Cậu không kể cho ông nghe về chuyện mình đã có một quãng thời gian khá dài biết Thủy Tiên, nhưng giờ khác rồi, cũng coi như là không biết:

– Cháu chưa gặp lại ông ạ, mà gặp cũng chẳng để làm gì.

Ông Từ lại vuốt râu, ông cười sang sảng, nhìn ông gầy gò vậy thôi, nhưng khuôn mặt ông rắn rỏi sương gió lắm, da vẫn hồng hào, đôi mắt vẫn sáng lung linh:

– Vậy hả? Thôi chúng ta nói chuyện khác đi. Cháu tên là gì?, quê ở đâu?, đang làm gì?

– “Cháu tên là Nghĩa, quê cháu ở Hưng Yên, cũng ven con sông Hồng này”, Nghĩa bắt đầu kể cho ông nghe sơ lược về bản thân mình, về quê hương mình, về những ngày tháng ấu thơ cũng đăng cá trên sông Hồng, về những công việc mình đang làm ở trên này nữa.

Sống xa quê, gặp một người mà mình có thể tâm sự được cho thỏa nỗi lòng, nhất là đối với Nghĩa trong hoàn cảnh bây giờ, lúc đi làm cũng ít khi được nói chuyện, về nhà chỉ lủi thủi một mình, toàn bụng bảo dạ. Ấy thế nên gặp được người cậu cũng chẳng giấu giếm mà kể hết. Đương nhiên những chuyện tế nhị thì không kể ra đây rồi, bởi nếu nói chuyện địt bọp ra với ông Từ, một ông lão đã 70 tuổi chắc gì ông đã thích nghe.

Ông Từ kiên nhẫn nghe hết những lời kể của Nghĩa, ông cứ vuốt râu, rồi thỉnh thoảng nhấp ngụm trà vậy thôi.

– Kể ra cháu cũng vất vả đấy. Nhưng không sao, thanh niên sức dài vai rộng, tương lai còn ở phía trước. Hồi bằng tuổi cháu bây giờ, ông đã là lính Điện Biên, đào hào, xung phong tiêu diệt giặc rồi đấy. Ha ha ha!

Trong ánh mắt ông như có nụ cười, có lẽ những năm tháng cầm súng chiến đấu của ông như mới chỉ ngày hôm qua. Nghĩa nhìn lên trên nóc mái thuyền, ở đó, lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay phấp phới.

Nghĩa hỏi lại ông:

– Cháu thấy ông sống một mình. Thế con cháu ông đâu?

Nụ cười từ từ lịm tắt trên đôi mắt ông để nhường chỗ cho nét trầm tư, ông dùng vài lời tóm tắt để kể về cuộc sống của mình:

– Nhà ông trên thượng lưu con sông này. Từ bé ông đã sống bằng nghề chài lưới. Rồi giặc ngoại xâm đốt thuyền, giết chết hết cha mẹ ông. Ông may mắn sống sót vì trốn được. Khi ông mười tám tuổi thì nhập ngũ rồi trở thành lính Điện Biên. Khi Pháp đi thì Mĩ đến. Ông ở lại quân ngũ và đi khắp các chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia. Hòa bình, ông giải ngũ trở về quê hương, chẳng biết làm gì khác nên vẫn theo nghiệp sông nước ông bà để lại. Ngoảnh đi ngoảnh lại cũng già, ông chẳng con, chẳng cháu.

Nghỉ một lúc, ông Từ uống thêm một ngụm trà, mắt nhìn về phía dòng sông Hồng đỏ ục phù sa:

– Ở quê khó sống, ông xuôi dòng và cập bờ ở đây, lấy nghề đánh cá sông làm kế sinh nhai. Ấy vậy mà sống ở cái bãi giữa này cũng được ngót nghét hai chục năm rồi đấy.

Rồi ông nhìn một lượt xóm làng chài, có lẽ nơi đây một phần ông coi cũng là quê hương thứ hai của mình, mặc dù chẳng ai công nhận cho ông điều ấy:

– Gọi là làng chài cho nó oai thôi, chứ ở đây có được ai công nhận là xóm là làng gì đâu. Có khoảng gần trăm thuyền đánh cá, tức là gần trăm hộ dân. Cứ ban ngày thì tản mát khắp nơi đánh bắt trên sông, được con cá, con tôm nào thì tập hợp về đây rồi mang lên bờ bán. Lâu dần hình thành nên làng chài. Cháu thấy đấy, người trong xóm chài cũng ở tám phương chín hướng tập hợp về đây. Họ đa phần đều là dân chài lưới từ nhiều đời, cả đời họ giống như ông, sống ở thuyền nhiều hơn ở dưới đất. Quen ngủ trong cái chông chênh của thuyền rồi, lên bờ nằm đất đố mà ngủ được đấy.

Một phần nào đó, những người dân xóm chài này giống chú Lãm ở quê, cũng dùng nghề đánh bắt cá làm cái mưu sinh. Nhưng chú Lãm khác với họ một chút, chú có nhà ở bờ sông, còn người dân ở đây, coi thuyền là nhà, coi nước là đất. Nếu có chết đi vì bất cứ lý do gì, cũng chỉ buộc vào manh chiếu, chằng thêm cục đá rồi thả xuống sông là xong, không mồ, không mả, không bia gì sất.

Nghĩa nhìn ra bãi đất trống mà vừa nẫy cậu đứng lại hỏi thăm, các em nhỏ vẫn mải miết với các trò chơi của mình, cậu buột miệng hỏi:

– Thế các em nhỏ kia học hành ra làm sao hả ông?

Ông Từ đứng dậy, chân trần ông bước xuống tấm ván rời thuyền xuống đất, Nghĩa cũng đi theo. Đứng trước đám trẻ con, ông thở dài lo lắng:

– Cái này ông và bố mẹ chúng lo nhất đấy. Từ 6 đến 15 tuổi cả thảy có 37 đứa thì chỉ mấy đứa biết nguệch ngoài vài chữ, còn lại thì đều mù chữ cả. Mù chữ vẫn sống được, nhưng sẽ chẳng bao giờ có thể thay đổi được cuộc sống của mình. Bố mẹ chúng có vào trong kia xin cho chúng đi học đấy, nhưng không ai người ta nhận cả, bởi người dân ở đây chẳng ai có giấy tờ, hộ khẩu gì cả, ngay cả quê cũng chỉ tính là nơi sinh ra mà thôi. Thế nên đã khó lại càng khó hơn. Rồi tương lai chúng sẽ ra sao? Hay là sẽ sống đến già trên sông như chính ông, chính bố mẹ của chúng đây?

Mặc dù ông Từ không con không cháu, những đứa trẻ nơi đây cũng chẳng phải họ hàng thân thích ruột thịt gì của ông, nhưng những lời tâm sự của ông vừa rồi nghe không giống như vậy, có sự não nề thương cảm về tương lai của những đứa trẻ này. Chúng rồi sẽ ra sao? Nghĩa không thể ngờ rằng, giữa lòng Thủ đô Hà Nội lại tồn tại một xóm mù nghèo mù chữ như thế này. Ở đời này kể cũng lạ, không có gì là không thể cả, đừng nghĩ rằng Hà Nội toàn người giầu, ở quê toàn người nghèo. Cứ nhìn đi, những người dân xóm chài, những đứa trẻ này đây, họ còn nghèo hơn, còn khổ hơn những người dân xóm Bãi quê Nghĩa nhiều lần.

Chính Nghĩa cũng bị hút vào những lời tự sự của ông, cậu cũng có những sự trăn trở, suy nghĩ về những đứa trẻ này giống như ông vậy. Sự đồng cảm ấy đến với Nghĩa một cách tự nhiên như hơi thở, tại sao lại vậy? Có lẽ chính bởi quãng tuổi thơ lớn lên trong gian khó, cộng với bản tính lương thiện, thương người nên mới có sự đồng cảm với những mảnh đời giống mình.

Nghĩa quay sang nhìn ông, đôi mắt sáng ngời như vừa tìm ra một con đường sáng, cậu vươn tay cầm lấy đôi bàn tay xương xẩu có các gân máu xanh nổi cộm lên của ông, cậu lắc lắc tay ông như cổ vũ động viên tinh thần toàn bộ người dân làng chài:

– Ông ơi, cháu có thể dậy học cho các em được không ông?

Ông Từ nhìn Nghĩa như nhìn người ngoài hành tinh, lời Nghĩa nói đánh trúng tâm tư của ông, ông và những bậc làm cha làm mẹ ở đây đều mong muốn con cháu mình được học hành, ít ra cũng phải biết được mặt chữ, biết đọc, biết viết, biết cộng trừ nhân chia đặng mà tính toán làm ăn. Nhưng nghĩ là nghĩ vậy thôi, còn thực hiện được lại là chuyện khác, ông hỏi lại:

– Cháu làm được không?

Ánh mắt tự tin của Nghĩa đã nói lên tất cả, cậu gật đầu rồi đưa tay lên gãi gáy:

– Cháu chẳng dám nói dối ông. Cháu đã học xong cấp III, cháu cũng thi đỗ đại học nhưng phải bỏ để đi làm. Cháu chưa dậy học bao giờ, nhưng sẽ cố gắng để dậy các em. Cao hơn cháu không dám hứa, nhưng để các em biết đọc, biết viết, biết tính toán cháu làm được. Xin ông cứ tin ở cháu.

Thấy ánh mắt và lời nói của Nghĩa tự tin, ông Từ cũng gật đầu theo, trong ánh mắt già nua nhưng sáng của ông hình như có long lanh ngấn nước:

– Ông tin, ông tin! Nhưng ông thấy cuộc sống của cháu cũng vất vả lắm rồi, cớ sao còn giúp đám trẻ ở đây?

Nghĩa phấn chấn lắm, làm được một việc gì tốt cậu đều vui như vậy, đó là bản năng thôi:

– Ông ạ, lá rách ít đùm lá rách nhiều. Cháu không có tiền để giúp các em, nhưng có thể giúp các em bằng cách này. Cháu sẽ dậy các em vào buổi tối. Một tuần 2 buổi vào tối thứ 3 và thứ 6 hàng tuần được không ông? Thời gian còn lại cháu vẫn đi làm bình thường, không ảnh hưởng gì cả. Hôm nay là thứ 6, bắt đầu từ thứ 3 tuần sau luôn đi ông.

Ông Từ không còn khúc mắc gì trong lòng, đáp lại tấm lòng của Nghĩa là một cái gật đầu thật mạnh của ông:

– Được. Được vậy thì còn gì bằng. Cháu cần cái gì để dậy học nào?

Nghĩa nhớ nhanh đến những ngày tháng mình học lớp vỡ lòng, đồ dùng học tập cũng chẳng cần gì nhiều đâu, cậu nói với ông:

– Cháu cần ông giúp cháu đến gia đình các em vận động các em đi học. Rồi nếu được, ông làm giúp cháu một tấm gỗ to to để cháu làm bảng. Những thứ khác cháu sẽ chuẩn bị.

– “Chỉ vậy thôi sao?”, ông Từ không ngờ để bắt đầu việc học lại đơn giản như thế.

– Vâng, trước mắt chỉ cần vậy thôi ông ạ, thiếu đến đâu ta liệu đến đấy.

Trời cũng bắt đầu tối, những đứa trẻ cũng lác đác rủ nhau về thuyền của chúng, Nghĩa chào ông Từ rồi ra về. Ngay từ tối hôm nay, ông Từ sẽ bắt đầu đi đến từng thuyền để vận động cha mẹ lũ trẻ cho chúng được học. Nói là vận động thôi, chứ thực ra chẳng cần nói gì nhiều, bởi đó cũng là mong ước của tất cả người dân xóm chài, bởi họ dù có nghèo kiết không mảnh đất cắm dùi đi chăng nữa, thì họ cũng hiểu rằng, chữ chính là con đường duy nhất giúp con cái họ thoát khỏi kiếp sống lênh đênh này.

——–

Hà Nội như đẹp hơn trong mắt Nghĩa vào lúc này, có lẽ cậu đang vui. Từ xóm làng chài đạp xe về nhà, trong đầu Nghĩa cứ mải nghĩ đến việc dậy học cho em như thế nào? cần phải chuẩn bị những thứ gì? rồi bắt đầu từ đâu? Đoạn đường đủ dài để cậu hoạch định trong đầu những công việc phải làm. Trước tiên, cậu sẽ mua 37 cái bảng con và phấn để dậy các em viết đã, rồi sau thì tính tiếp.

Còn buổi sáng ngày mai, là thứ 7, Nghĩa dự định sẽ sang bên Đại học nông nghiệp một chuyến để xem tình hình cụ thể như thế nào? Có tìm được chỗ nào mà mình có thể học trồng cây không? Bạn bè cùng lớp cấp III với cậu cũng có mấy bạn học trường đó, có thể tìm các bạn để hỏi thông tin. Nhưng rồi Nghĩa lại từ bỏ luôn ý định ấy, các bạn chắc chẳng giúp Nghĩa đâu, bởi tin đồn về Nghĩa thể nào các bạn chẳng nghe rồi, có giúp thì cũng chỉ là miễn cưỡng mà thôi.

Hết suy nghĩ này đến suy nghĩ khác, cuối cùng thì cũng đến đầu ngõ phố Minh Khai, lối rẽ vào nhà trọ. Đã quen với con ngõ ngoằn ngoèo này rồi, Nghĩa đảo tay lái xe đạp như rang lạc rẽ phải rẽ trái các kiểu.

Nhắc lại cho các bạn nhớ, từ phố Minh Khai vào đến nhà Nghĩa thuê phải rẽ trái, rẽ phải lung tung mấy bận mới đến nhà, ngõ cũng hèm hẹp chứ không rồng rộng giống các ngõ khác, chỉ vừa xinh hai xe máy tránh nhau thôi.

Khi Nghĩa vừa rẽ phải một cái thì …………………. “két!!!!!!!!”

Một chiếc xe máy từ bên trong phi ra nhưng kịp thời phanh lại khi thấy xe đạp ngược chiều rẽ vào.

Mặc dù hai xe chưa va chạm nhau nhưng cú phanh cũng làm cho chiếc xe bị đổ về một bên, đè lên chân người điều khiển nó. Một tiếng kêu giọng nữ vang lên: “Áy zùi ui!!!!!!!!!”.

Xe của Nghĩa không bị đổ do cậu kịp chống chân, thấy người đi xe máy bị ngã, cậu nhanh chóng để đổ xe mình xuống đất và lao lên phía trước dựng chiếc xe máy cúp 82 đèn vuông mầu xanh da trời lên hòng giải nguy cho người chủ. Miệng rối rít:

– Em xin lỗi ạ, chị có bị làm sao không?

Người phụ nữ nhăn nhó, chiếc xe máy quá nặng nên cô không thể nhấc lên nổi, chiếc xe đè vào một bên chân. Khi chiếc xe vừa được dựng lên, đồng thời tiếng xin lỗi của người đi xe đạp phát ra, thì người phụ như nhận ra tiếng nói quen quen, cô ngẩng đầu lên nhìn thì ôi thôi, miệng cô tròn xoe, chợt quên béng mất cái chân đau của mình:

– Ơ!!!!!!! Nghĩa!

Còn Nghĩa cũng ngạc nhiên không kém, cậu tròn mắt nhìn cô gái, mãi mới phọt ra tiếng gọi:

– Tuyết!

Cứ thể cả hai bất động nhìn nhau mất vài giây, kể cũng tài, không biết Tuyết và Nghĩa có duyên có nợ gì với nhau ở kiếp trước hay không, lần đầu tiên gặp nhau thì Tuyết ăn một quả nước cống bắn lên chân do Nghĩa bất cẩn, rồi hai người có gặp nhau thêm 2 lần nữa ở kí túc xá nữ trường kinh tế. Rồi đến lần này, sau Tết cũng được 2 tháng rồi mới gặp lại, nhưng oái ăm thay, lại trong tình huống này.

– Nhìn gì mà nhìn, còn không đỡ người ta dậy. Ay zùi ui, gẫy chân rồi!

— Hết chương 21 —​

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Keylz37

Nếu có nút like mình sẽ like cho Cu Zũng 1069 phát. Tác giả có thể ghim stk lên ko? Để ae donate ít lòng thành?