Chuyện Tình Mùa Lũ – Siêu Phẩm ( Update Chap 45C Hết )

Thông Tin Truyện

Tên Truyện: Chuyện Tình Mùa Lũ – Siêu Phẩm ( Update Chap 45C Hết )

Tác Giả : Đang cập nhật

Thể Loại:

Lượt Xem: 6942 Lượt Xem

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Chương 24A: Sự thật phơi bày

Mười giờ đêm, men theo con đường mòn tự nhiên do người đi lại nhiều mà thành chứ không phải do xây dựng mà nên, hai mẹ Cẩm Tú – Thủy Tiên đi bộ vì xe máy không thể vào được khu này, đó những con đường ngoằn nghoèo lởm chởm gạch đá, cỏ dại mọc hoang cao ngang bướm. Hai mẹ con bám tay nhau vì sợ, trời tối om như mực, ánh đèn nhỏ xíu phát ra từ chiếc điện thoại không đủ để nhìn rõ đường đi.

Sợ thì sợ thật, nhưng mặc kệ tất cả, hai mẹ con vẫn phằm phằm bước đi, với họ quan trọng nhất vẫn là phải tìm ra sự thật rằng Nghĩa có phải là người đã cứu Thủy Tiên hay không?.

Ơn giời, không có sự việc nào ngoài ý muốn xảy ra với hai mẹ con vào lúc này, nếu không thì tội nghiệp cho họ lắm. Nên nhớ, vùng đất bãi Phúc Tân – Phúc Xá hồi ấy là một nơi không được an toàn cho lắm.

Cuối cùng họ cũng đến đúng đám đất trống mà Nghĩa vừa dạy học cho lũ trẻ, nhưng lớp học đã tan, bãi đất đó tối om vì đã được người dân xóm Làng Chài thu dây điện vào rồi, chỉ còn một ông lão già đang lom khom dọn dẹp nốt những thứ còn lại của lớp học. Từ xa, Cẩm Tú đã gọi to:

– Ông gì ơi! Ông gì ơi!

Ông Từ ngẩng mặt lên nhìn về phía con đường đất duy nhất nối đất bãi với đất liền, trời tối quá nên không nhìn rõ mặt người, chỉ thấp thoáng bóng hai người phụ nữ mờ mờ, cũng may là những ánh đèn điện trên đỉnh cầu Long Biên cũng phảng phất chiếu tới đây, chứ nếu không chắc chẳng nhìn thấy gì, lại tưởng là ma cũng nên:

– “Ai đấy?”, ông Từ đáp lại.

Nghe tiếng trả lời, hai mẹ con mừng húm, ra vùng đất bãi lúc trời trở đêm thế này mà còn gặp được người là may lắm rồi. Nhanh chóng Cẩm Tú dắt tay con rảo bước về phía ông già. Khi chỉ còn cách ông độ một mét thôi mới nhìn ro rõ khuôn mặt ông, ông có mái tóc và chòm râu dài đều bạc, là thứ nổi bật nhất trên khuôn mặt già nua.

– “Ông cho cháu hỏi một chuyện được không?”, là Thủy Tiên cướp lời mẹ mà hỏi ông lão.

Nhìn thấy mờ mờ khuôn mặt của hai người phụ nữ, ông Từ thở dài vì xác định đó không phải là ma, cũng không giống kẻ xấu, ở xóm bãi vào giờ này mấy khi có người tử tế đến đâu:

– Cháu hỏi chuyện gì? Ông chỉ sống quanh quẩn ở bãi giữa này, chẳng đi đâu ra ngoài bao giờ. Hỏi chuyện ở đây thì may ra ông còn trả lời được, chứ nơi khác ông chịu đấy.

Linh cảm thấy ông lão nhất định biết chuyện của mình, Thủy Tiên hấp hới mừng mừng tủi tủi, cô hồi hộp đến nỗi tim như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, mái tóc giờ đã dài ngang tai bay phấp phới trong gió. Ở bên, Cẩm Tú cũng không kém con một chút nào:

– Vâng ạ. Ông có biết hồi tháng 9 năm ngoái, có một cô gái nhảy cầu Long Biên tự tử, rồi được ai đó cứu không ạ?

Ông Từ thoáng chút giật mình, nếu không phải vì ông biết chắc người được cứu vẫn còn sống chắc ông sợ đến chết khiếp mất. Ông gật đầu xác nhận điều đó.

Cái gật đầu của ông lão làm Thủy Tiên xuýt chút nữa thì bật khóc. Cô không thể chờ đợi hơn được nữa, thời gian vừa qua đã quá sức chịu đựng của cô rồi. Cô rời tay mẹ gần như là lao về phía ông Từ, nắm chặt bàn tay ông, cô giật giật hối thúc:

– Ông ơi, ông ơi. Ông làm ơn kể cho cháu nghe đi. Cháu xin ông ạ?

Ở cạnh, Cẩm Tú cũng nói thêm vào:

– Thưa bác, cháu mong bác kể lại cho mẹ con cháu nghe chuyện hôm đấy xảy ra như thế nào?

Thấy cảnh hai mẹ con ăn mặc lịch sự, lại hết sức chân thành, cô con gái thì hình như sắp khóc, ông Từ cũng chẳng có lý do gì để giấu cả:

– Đi về thuyền của ông đã. Ở đấy tối lắm.

Nói xong, ông bước từng bước nhẹ nhàng thong dong về chiếc thuyền chài ở sát mép của xóm, trên thuyền có lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới.

Từ chỗ đứng nói chuyện vừa nãy về đến thuyền chỉ khoảng một trăm mét, ấy mà Thủy Tiên có cảm giác xa như cả nghìn cây số. Cô chỉ muốn vác ông Từ lên mà chạy cho nhanh đến thuyền, cho nhanh chóng cô được biết được sự thật mà thôi. Nhưng ông Từ cứ như chẳng biết điều đó, ông đi chậm rãi, cũng là để ông có thời gian mà hồi tưởng lại sự việc, đặng lát nữa còn kể lại cho nó có đầu có cuối.

Đứng trước cái ván gỗ làm cầu nối từ dưới đất lên trên mui thuyền, ông Từ bước lên trước, rồi đến Thủy Tiên, Cẩm Tú bước lên sau cùng. Không quen với cảnh chập chềnh của thuyền, hai mẹ con luống cuống phải cúi gằm xuống bám vào mạn thuyền mới có thể đứng vững được.

Ông Từ vào trong chỗ mái che của thuyền, ông kẹp một đầu dây điện vào cực dương của áp quy, ánh đèn vàng treo trên mái thuyền sáng lên, đủ để nhìn thấy rõ mặt người. Ông bưng ấm tích và 3 cái chén hoa hồng ra, tính ông thủng thỉnh là vậy, già rồi, đi đâu mà phải vội.

Ông rót chè xanh ra 3 chén hoa hồng rồi đẩy về phía hai người phụ nữ, mỗi người một chén, nhấp một ngụm cho ngọt giọng, lúc đó ông mới bắt đầu hỏi:

– Cháu là ai? Sao lại hỏi ông chuyện đó?

Cẩm Tú định nói nhưng đã bị bàn tay của Thủy Tiên đưa ra bấu chặt, như báo hiệu rằng mẹ để tự miệng con trả lời:

– Ông ạ, cháu chính là người nhảy cầu tự tử đây ạ.

Ông Từ nghe giới thiệu thì nhìn thật kĩ vào khuôn mặt của Thủy Tiên, ông nhìn lâu lắm bởi ông vẫn ấn tượng với cái cô gái trẻ mặt tái nhợt, rũ rượi nằm bò xoài ở mép sông buổi chiều muộn hôm ấy. Xong ông lắc đầu:

– Không phải là cháu.

Thủy Tiên đôi mắt cầu khấn nhìn ông, từ trước đến nay, quen với cuộc sống nhung lụa, Thủy Tiên chưa bao giờ biết phải cầu xin ai một điều gì, nhưng giờ có bảo cô phải quỳ xuống mà lạy ông lão, cô cũng làm:

– Ông ơi, chính là cháu đây ạ. Ông không tin cháu sao?

Ông Từ khoan thai nhấp thêm một ngụm trà nữa, ông lăn lăn cái cốc trong lòng bàn tay:

– Cô gái hôm đó có mái tóc ngắn ngủn như con trai cơ. Không phải dài như cháu bây giờ.

Hai mẹ con mừng rỡ như bắt được vàng, vậy đích xác là ông lão biết chuyện xảy ra hôm đó. Cẩm Tú lúc này cũng không thể ngồi im nữa:

– Bác ơi, cháu Tiên năm ngoái để tóc ngắn như con trai, cháu còn cạo hai bên mang tai nữa. Cháu nó mới để tóc dài được mấy tháng nay.

Thủy Tiên gật đầu rùm rụp xác nhận lời mẹ:

– Vâng, chính là cháu ông ạ. Ông ơi, xin ông kể lại cho cháu nghe với ạ. Cháu thực sự rất cần biết ai là người đã cứu cháu.

Ông Từ không còn nghi ngờ gì nữa, ông đứng dậy nhìn về phía sông Hồng, đoạn nước chảy qua gầm cầu Long Biên, ông nhớ lại:

– Ta đã sống ở cái bãi giữa này ngót nghét hai chục năm rồi. Cũng chứng kiến biết bao nhiêu người nhảy từ trên cầu xuống sông mà tự tự. Mười người nhảy xuống thì chết cả 10. Đứng từ xa mà nhìn xuống sông, tưởng êm đềm lắm, nhưng không phải ai cũng biết, nước ngầm dưới sông nó quẩn khủng khiếp lắm. Ta vẫn còn nhớ, lúc đó là chập tối, một cô gái đứng ở mép cầu phía bên kia nhảy xuống sông, rồi độ mấy chục giây sau thì thằng bé ấy lao sang mép cầu bên này nhảy xuống. Thằng bé ấy thật là dũng cảm, lão sống trên sông nước từ bé chắc cũng chẳng dám làm cái hành động ấy, bởi nếu làm vậy 10 phần chết mười. Ấy vậy mà nó dám.

Hai mẹ con Cẩm Tú run rẩy ở phía sau nghe ông Từ kể chuyện. Ông kể tiếp:

– Nó túm được con bé, rồi hai đứa ôm dịt lấy nhau mà chống chọi lại dòng nước dữ, có lúc lão còn tưởng hai đứa bị sóng cuốn xuống đáy chết rồi. Chúng mất tăm dưới đáy sông phải đến gần 1 phút mới lóp ngóp được cái đầu lên. Ơn giời, thằng bé cũng rìu được cô bé rồi đưa vào bờ.

Thủy Tiên thêm vào:

– Cháu không nhớ gì cả, hình như cháu đã bị ngất đi thì phải.

Ông Từ ngoảnh lại nhìn Thủy Tiên rồi lại quay mặt về phía sông kể chuyện tiếp, gió đêm lồng lộng thổi làm mái tóc bạc của ông bay chuội ra đằng sau:

– Vào đến bờ thì cháu ngất vì đuối nước, mọi người sơ cứu tạm cho cháu, còn thằng bé thì kiệt sức nằm như một xác chết. Nó đã đánh cược với thần chết để cứu cháu lên bờ đấy. Rồi nó bảo một người hình như bạn nó mang cháu đi bệnh viện. Lão còn nhớ, người mang cháu đi bệnh viện gầy gầy, đen đen, mặc quần áo lao động giống như thằng bé. Lúc vác cháu đi, nó còn bảo thằng bé lên trên cầu lấy xe đạp mang về hộ nó.

Cẩm Tú và Thủy Tiên không ai bảo ai, cả hai người cùng nhìn nhau rồi đồng thanh:

– Là Ba.

Sau câu đó, cả hai mẹ con mỗi người cầm một tay ông Từ mà cùng giật giật, cả hai cùng đồng thanh:

– “Thằng bé” mà ông nói tên là gì ạ?

Ông Từ ngừng lại một chút, nhìn vào ánh mắt cầu khẩn của Cẩm Tú, rồi lại nhìn vào đôi mắt long lanh chan chứa nước mắt của Thủy Tiên, trong ánh mắt nhìn của hai mẹ con, miệng ông uốn từng chữ để phát ra:

– Thằng bé ấy tên là ………………… Nghĩa!

Thủy Tiên gần như ngất xỉu, cô xụi lơ ngồi thụp xuống những nan gỗ của mui thuyền, nước mắt cứ thế chảy ra không ngừng làm khuôn mặt cô ướt đẫm như bị ai đó té nước vào. Còn Cẩm Tú thì sao? Cẩm Tú đứng như trời trồng, bất động, hoang mang, hối hận và cả sợ hãi nữa.

Thủy Tiên nói trong nước mắt nghẹn ngào:

– Hu hu hu!!!!!!!! Mẹ ơi! …….. Hu hu hu! Mẹ ơi! ………… Mẹ con mình lấy oán báo ơn, hại anh Nghĩa rồi! Hu hu hu hu.

Nói xong Thủy Tiên vùng đứng thẳng dậy, cô nhìn ra dòng nước mênh mông của sông Hồng, cô mở to cổ họng, hét lên giống như cái hôm cô cùng Nghĩa đi sinh nhật về, cũng lên cầu Long Biên cô đã hét. Nếu giờ này, đang ở trên cầu, có lẽ cô không đắn đo lấy 1 giây mà nhảy xuống sông tự vẫn lại lần nữa, cảm giác đau khổ lúc này còn hơn là cái chết:

– AAAAAAAAAAAAAA. Anh Nghĩa ơi! Em xin lỗi!!!!!!!!!!! AAAAAAAAAA.

Dòng sông hút mất tiếng hét của cô.

Cẩm Tú ôm chầm lấy con, Thủy Tiên thì có thể hét để thỏa vợi đi nỗi lòng, nhưng cô thì không thể, cô không thể cũng hét ra miệng: “Nghĩa ơi, Tú xin lỗi” được, những chất chứa cứ theo ngày tháng mà vun đầy giống như quả bóng bay bị người ta bơm căng nhưng vẫn không dừng lại trực nổ. Cẩm Tú khác con ở chỗ đó, cô âm thầm chịu đựng sự rằn vặt trong tâm hồn, sự khổ sở khi biết người cứu con gái mình không phải là tên Ba như đã biết, mà chính là Nghĩa, một chàng trai nghèo quê mùa ngoan ngoãn hiền lành chất phát. Rồi còn chuyện mất trộm tiền nữa chứ. Giờ đây có đánh chết cô cũng không thể nghĩ Nghĩa là thủ phạm được. Nghĩa là ân nhân nhưng không nhận, thì hà cớ gì lại lấy trộm của mình 10 triệu, nếu Nghĩa cần, thì cả tỉ, cả gia tài cô còn hai tay dâng cho Nghĩa cơ mà.

Ông Từ nghe những câu hai mẹ con vừa nói, trong lòng ông có một thắc mắc, hình như giữa Nghĩa và hai mẹ con nhà này xảy ra chuyện gì đó. Đem thắc mắc đó, ông hỏi Cẩm Tú:

– Này cháu, hình như bác thấy hai mẹ con hiểu lầm gì thằng bé thì phải?

Cẩm Tú cũng không giấu ông chuyện này, cô gật đầu, vừa ôm con vừa dịu giọng kể vắn tắt lại sự việc cho ông Từ nghe:

– Vâng bác ạ. Thực ra Nghĩa và gia đình cháu rất thân thiết, vẫn thường qua lại với nhau. Cháu và con bé đều quý Nghĩa, nhưng cả hai mẹ con cháu đều không biết Nghĩa là ân nhân thực sự của gia đình. Từ trước tới nay chúng cháu vẫn nghĩ người cứu cái Tiên là Ba, chứ không phải Nghĩa. Mà Nghĩa cũng không nói gì cả. Rồi có một lần, hai mẹ con cháu nghi ngờ Nghĩa lấy trộm tiền. Bác có biết giờ này Nghĩa đang ở đâu không ạ?

Thực sự Cẩm Tú muốn được gặp Nghĩa ngay bây giờ, ngay lúc này, cô không thể đợi đến sáng ngày mai để ra gầm cầu tìm Nghĩa.

Nghe mẹ hỏi ông lão, Thủy Tiên bình tĩnh hơn một chút xíu, cô dổng tai lên như chờ câu trả lời của ông:

– “Thằng bé vừa đi được một lúc thì hai người đến. Hà hà hà”, ông lão còn cười được nữa, ông vuốt vuốt bộ râu bạc của mình một cách thuần thục.

Cẩm Tú trố mắt:

– Bác bảo sao cơ ạ? Nghĩa vừa ở đây?

Ông Từ gật gật đầu:

– Muốn biết thằng bé là người như thế nào, có thể là một tên trộm hay không thì 7h30 tối thứ 6 tuần này, mời hai mẹ con lại thuyền của lão. Tự mắt mình kiểm chứng đi.

Thủy Tiên gạt mẹ ra, cô lộp độp chạy từ mạn thuyền xuống bãi đất trống vừa rồi, cô muốn chính mình cảm nhận cái được một chút gì đó hơi của Nghĩa, bởi vì người mà cô yêu thiết tha vừa mới ở đây thôi.

——–

Tại shop quần áo thời trang trên tầng 2 của chợ Đồng Xuân, chưa đến 8 giờ mà hai mẹ con Cẩm Tú và Thủy Tiên đã có mặt. Bình thường không bao giờ Cẩm Tú đến shop sớm như vậy, hôm nào nhiều việc lắm thì cũng phải 9h cô mới ra đây. Nhưng hôm nay là một ngày đặc biệt, 6h sáng hai mẹ con đã ra chợ lao động gầm cầu Chương Dương tìm Nghĩa, nhưng chờ mãi mà không thấy bóng dáng của Nghĩa đâu cả. Hỏi những người lao động cùng với Nghĩa họ cũng không biết, họ chỉ phỏng đoán là Nghĩa đã nhận việc trước rồi nên đi thẳng đến chỗ làm luôn chứ không rẽ qua đây nữa.

Thất vọng, 2 mẹ con đành về shop thời trang, bởi còn có một việc quan trọng cần phải tìm hiểu ngay lúc này, đó chính là tên Ba, mà giờ đây hắn còn có biệt danh cộng đồng mạng đặt cho là Ba Khía.

Đến 8 giờ thì những người làm tại shop đã đến, điểm danh xem có những ai nào. Đào, cô nàng 30 tuổi béo ục béo ịch, ấy vậy mà làm việc lại cực kỳ nhanh nhẹn nha. Tuyển, thanh niên 25 tuổi có khuôn mặt đầy trứng cá. Hồng, một thiếu nữ 20 tuổi có khuôn mặt non choẹt kiểu nữ sinh. Ơ, mà hình như Tuyển và Hồng đã bắt đầu để ý đến nhau rồi. Bác Hùng, người đàn ông trên 50 tuổi chuyên phụ trách việc giao nhận hàng của shop. Những người trên đến cửa hàng, họ không khỏi ngạc nhiên khi thấy hôm nay bà chủ đến sớm, lại còn có cả cô chủ cũng theo cùng. Nghe bà chủ nói là chỉ chờ một vài tháng nữa khi Thủy Tiên tốt nghiệp cấp III là sẽ làm ở shop học việc, sau đó thì sẽ mở một shop quần áo riêng, nhưng cũng ở trong chợ này.

Người cuối cùng đến là Ba. Nhìn thấy bà chủ, hắn vô cùng ngạc nhiên, khuôn mặt gầy gò giống như với hồi còn làm cùng Nghĩa, chứ không beo béo giống dạo trước nữa. Từ Tết đến giờ hắn đã sụt đi hơn chục cân thịt, những người thân của hắn còn tưởng hắn bị bệnh nan y gì đó nghiêm trọng lắm, nhưng thân thể là của hắn, hắn biết đích xác mình bị bệnh gì:

– “Ơ, chị Tú, sao hôm nay chị đến sớm vậy?”, Ba có chút giật mình, trong lòng lo lắng vì linh cảm thấy có điều bất thường ở bà chủ, hôm nay lại có sự xuất hiện của Thủy Tiên nữa, rất hiếm khi Thủy Tiên ra đây. Trừ phi có chuyện gì đó đột xuất chạy ra chỗ mẹ xin tiền chứ bình thường Thủy Tiên không ra đây bao giờ, đặc biệt là giờ này. Lo lắng vậy nhưng Ba tuyệt nhiên không để lộ ra khuôn mặt những suy nghĩ của mình.

Cẩm Tú và Thủy Tiên đứng thẳng song song với nhau ở chỗ bàn quầy, khuôn mặt họ lạnh lùng không nói một câu gì, cả hai đôi mắt đều thâm quầng, cả đêm hôm qua không ai ngủ lấy một phút một giây nào, hai mẹ con cứ quanh quẩn hết trong nhà rồi ra vườn chờ trời sáng đặng đi tìm Nghĩa.

Cẩm Tú không trả lời Ba, cô dướn mắt lên nhìn mọi người:

– Anh Hùng, Đào, Tuyển, Hồng. Mấy người xuống tầng 1 đi. Tôi có chuyện muốn nói riêng với Ba. Nửa tiếng sau hãy lên.

Những người vừa được Cẩm Tú nhắc tên dừng tay công việc đang dang dở, từ lúc họ làm cho bà chủ đến giờ, đây có lẽ là lần đầu tiên họ nghe thấy giọng trịnh thượng và nghiêm trọng như vậy của bà chủ. Không ai dám phản đối một câu nào, bác Hùng đi trước và 3 người còn lại nối tiếp theo sau.

Ba đứng như tượng nhìn bóng mọi người đi, chân hắn run lẩy bẩy như muốn ngã, trống ngực đập thình thịch như kẻ tử tù bị trói tay ra sau cột xử bắn.

Chỉ còn 3 người ở lại trong shop, Cẩm Tú – Thủy Tiên và Ba.

– “Chị … chị Tú …… có …. có …. có chuyện gì …… vậy ạ?”

Hai cặp mắt sắc như dao cạo nhìn thẳng vào mắt của Ba, mắt Ba chớp chớp thể hiện rõ sự bất an trong lòng. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, nó thường thể hiện những gì mà trong lòng đang nghĩ.

Cẩm Tú lạnh lùng chỉ thẳng tay vào mặt Ba:

– AI LÀ NGƯỜI CỨU THỦY TIÊN?

Lời của Cẩm Tú vừa phát ra, Ba nghe như tiếng sét đánh bên tai. Mồ hôi hắn đầm đìa thành giọt từ trán nhỏ tong tong xuống khuôn mặt. “Ai là người cứu Thủy Tiên?”, đó là câu hỏi mà đã hằng hà xa vô số lần hắn nghe được trong giấc mơ, nay giữa ban ngày ban mặt, giữa thanh thiên bạch nhật, hắn đã được nghe lại.

Ba không thể đứng vững được nữa, hắn khụy chân xuống, mông đít rơi tự do bịch xuống một chồng quần áo dưới chân. Cũng may hắn kịp thời chống được hai tay, nếu không đã ngả bổ chửng ra đằng sau rồi. Hắn lắp bắp, miệng run run làm nước bọt ở trong khoang miệng trào ra hai bên mép trông đến tởm lợm:

– Chị …. chị ….. biết …….. cả …… rồi sao?

Cẩm Tú nắm chặt bàn tay lại, khuôn mặt đỏ au vì tức giận:

– NÓI!

“Vậy là hết thật rồi”, Ba nghĩ trong lòng như vậy. Cuối cùng cái ngày mà hắn sợ nhất cũng đã đến. Cái ngày mà sự thật được phơi bầy, vậy là Nghĩa đã kể hết chuyện ra cho bà chủ nghe rồi. Cuộc phiêu lưu mưu sinh của hắn đến đây đã chấm dứt, nơi hắn dậm chân bay lên là chợ lao động, giờ hắn sẽ lại rơi trở lại đúng chỗ đó rồi.

Nghe Cẩm Tú quát, hắn giật thót mình giống như nghe tiếng súng nổ:

– “Vâng ….. em … em … nói”, giờ chỉ còn một nước cuối cùng, chính là thú nhận hết sự thật, may ra còn được tha thứ. Mà không nói cũng không được, Nghĩa đã nói trước rồi, Ba nghĩ như vậy.

Hắn ngồi luôn trên đống quần áo, bởi có đứng cũng không thể vững nữa, đầu hắn ngoảnh đi nơi khác vì không dám đối diện với hai mẹ con Cẩm Tú:

– Em và Nghĩa làm cùng nhau ở chợ lao động, chập tối hôm đó, bọn em đi bốc gạch bên Gia Lâm về, đến giữa cầu thì nhìn thấy một người nhảy xuống sông tự tử. Nghĩa thấy vậy thì băng qua đường tầu ở giữa cầu rồi chạy sang phía làn bên kia rồi nhảy xuống sông cứu. Mãi mới đưa được Thủy Tiên vào bờ. Em cũng theo mọi người từ trên cầu xuống vùng đất bãi và sơ cứu cho Thủy Tiên. Vì lúc đấy Nghĩa mệt quá lả đi nên em mới bảo nó nghỉ ngơi để em đưa Thủy Tiên đi viện.

Dừng lại một lúc, Ba len lén lên nhìn hai mẹ con, thấy khuôn mặt họ không có biểu hiện bị sốc, vẫn lạnh lùng như vừa nãy. Hắn càng khẳng định là mẹ con Cẩm Tú đã biết chuyện từ trước rồi. Hắn tiếp:

– Rồi em đưa Thủy Tiên vào bệnh viện và gặp chị. Thực sự thì lúc đó, lúc đó …… em cũng định nói là người cứu Thủy Tiên không phải em mà là Nghĩa, nhưng ……. vì lòng tham ….. nên em đã nhận mình là người cứu Thủy Tiên. Rồi chị cho em 5 triệu và nhận em vào làm ở shop.

Thủy Tiên bấu chặt lấy mẹ để kiềm chế, nếu là Thủy Tiên của thời điểm trước khi gặp Nghĩa, lúc cô vẫn còn chơi bời với đám bạn xấu, có lẽ giờ này răng và môi của Ba đã lẫn lộn rồi.

Ba nói tiếp:

– Hôm sau em ra chợ lao động gặp Nghĩa, em cũng kể với cậu ấy là em đã nhận mình là người cứu Thủy Tiên, rồi em xin cậu ấy che giấu sự thật này vì em đang rất cần công việc ổn định để lo cho gia đình, lúc đó thực sự hoàn cảnh của em rất khó khăn. Và Nghĩa đã đồng ý. Sau đó em cho Nghĩa 500 nghìn và cái xe đạp thồ của em.

Cẩm Tú buông tiếng thở dài: “Trời ơi là trời!”, cô lấy hai tay lên bưng mặt.

Ba vẫn tiếp tục không dừng lại, nếu hắn dừng lại lúc này thì chắc là Cẩm Tú cũng không có ý kiến gì, bởi cái muốn biết cô đã biết rồi:

– Rồi khi biết Nghĩa vẫn thường xuyên làm vườn ở nhà chị, em lo lắng Nghĩa sẽ không giữ lời hứa mà giữ kín sự thật, vậy nên ………. em ………… đã ………… lấy trộm ……. chìa khóa nhà của chị ….. rồi em ………. đánh thêm một bộ.

Cả hai mẹ con trợn tròn mắt vì biết thêm một sự thật kinh khủng nữa:

– “Hả! Cậu vừa nói cái gì? Có phải chính cậu lấy trộm tiền của tôi?”, là tiếng Cẩm Tú.

Ba không dám ngửng mặt lên, hắn gật đầu. Không hiểu sao, đến lúc này, hắn cảm thấy bản thân mình đã nhẹ nhõm đi mới lạ chứ, có cảm giác cơ thể nhẹ bẫng như trút được gánh nặng ngàn cân. Ở đời nhẹ nhất là không làm điều gì sai. Cái lợi trước mắt nhìn được, sờ được, cảm được. Nhưng đi cái hại lâu dài chính là luôn phải sống trong lo âu, trong sợ sệt. Ba biết, sau hôm nay, đời hắn lại trở về con số 0 tròn trĩnh, hắn lại trở về với nơi mà đáng ra sẽ phải dành cho hắn. Nhưng hắn không sợ nữa, bởi có lẽ hắn đã trở lại là chính mình sau quãng thời gian u mê, trở lại là một anh Ba xởi lời, chân chất thật thà thích giúp đỡ người đồng cảnh ngộ. Hắn nói tiếp:

– Sáng hôm 26 Tết, em xin phép chị đi mua quà Tết về cho gia đình. Nhưng thực ra là em đã về nhà chị, dùng chìa khóa đánh trộm mở cửa và lên phòng chị lấy 10 triệu. Rồi buổi chiều hôm đó, em đã đến phòng trọ của Nghĩa với danh nghĩa là đến biếu quà Tết, lợi dụng lúc cậu ấy đi ra ngoài, em đã lén bỏ tiền vào ba lô.

Mắt Cẩm Tú ngấn lệ, cô ngửa mặt lên trời than: “Nghĩa ơi, cô xin lỗi!”. Còn Thủy Tiên thì không đến nỗi như vậy, bởi từ trước đến giờ, cô chưa bao giờ nghĩ là Nghĩa đã lấy trộm tiền, chỉ là chưa tìm ra được sự thật đằng sau mà thôi.

– Buổi tối hôm đấy, lúc chị và Thủy Tiên vào phòng Nghĩa, em cũng lén đứng ở bên ngoài để xem xét tình hình. Lúc chị về được một lúc thì em thấy Nghĩa và chị gì đó của Nghĩa đi xe máy ra ngoài. Em đoán là Nghĩa cũng đã phát hiện ra việc là ai đã vu oan cho cậu ấy. Thế nên em đã đi xe máy đuổi theo. Khi đuổi theo đến đầu ngõ nhà chị thì em biết chắc chắn Nghĩa đã biết sự thật và đến nhà chị để minh oan. Em sợ quá nên đã chặn đầu xe của Nghĩa, em xin Nghĩa tha thứ và tiếp tục che giấu sự thật cho em. Và Nghĩa lại đồng ý.

Kể đến đây thì hắn không thể nói thêm một lời nào nữa vì:

– “Bịch!”, nguyên cả cái máy đếm tiền bằng kim loại từ tay Thủy Tiên bay thẳng vào đầu hắn, máu bắn ra xối xả không ngừng. Lần này Ba ngã ngửa ra đằng sau, lăn lộn trên đống quần áo, hai tay ôm đầu đau đớn.

Thủy Tiên đã không thể kiềm chế hơn được nữa, ném cái máy đếm tiền xong, cô chỉ thẳng vào cái đống đang lăn lộn ấy:

– Mày không phải là con người.

Nói xong Thủy Tiên gần như là chạy đi khỏi shop quần áo, Cẩm Tú đuổi theo con mà không thèm quan tâm đến tình trạng của tên Ba, vừa đi vừa gọi con:

– Thủy Tiên, con đi đâu?

Thủy Tiên vừa chạy vừa nói: “Con phải đi tìm anh Nghĩa bằng được”

Cẩm Tú cũng vừa đuổi vừa nói: “Đợi mẹ với”

Cẩm Tú chạy đến chân cầu thang thì dừng lại một chút, bởi những người làm của cô tất cả đang đứng ở đó, khuôn mặt lo lắng nhìn lên trên tầng hai, không biết họ có nghe thấy nội dung cuộc nói chuyện vừa rồi không:

– Anh Hùng, lên đưa thằng Ba đi cấp cứu đi.

Bác Hùng chỉ kịp gật đầu thì đã thấy Cẩm Tú chạy đi mất rồi.

——-

Hai mẹ con Cẩm Tú đèo nhau trên chiếc Spacy huyền thoại, họ vòng qua một lượt nữa chỗ chợ lao động nhưng chỉ còn vài người chưa tìm được việc, không thấy Nghĩa ở đó. Họ vượt lên đê rồi vào khu Phúc Tân – Phúc Xá, vào nhà trọ cũ của Nghĩa, hôm qua Thủy Tiên cũng vừa mới ở đây.

Đẩy cánh cổng sắt dắt xe vào khu trọ, xóm trọ vắng hoe vì giờ đã là 9h, mọi người đã đi làm hết. Thủy Tiên lon ton đi trước đến cái phòng của chị Mận vì nhìn thấy chỉ duy nhất phòng này là không khóa cửa ngoài. Đoán là có người ở trong phòng. Lúc Thủy Tiên gõ cửa thì Cẩm Tú đã dựng xe xong, đang đứng phía sau con:

– “Cộc cộc cộc!”, sau đó Thủy Tiên quay lại nói với mẹ: “Đây là phòng của chị anh Nghĩa, hôm qua con gặp chị ấy rồi”.

Phải đến một lúc sau thì có tiếng kẹt kẹt của cánh cửa sắt mở, Mận đưa tay lên miệng ngáp ngáp vì buồn ngủ, cô vừa mới đi làm về, đang ngủ bù. Nhìn thấy hai mẹ con Thủy Tiên, Mận có chút bất ngờ, cơn buồn ngủ dứt luôn, gì chứ chuyện liên quan đến em của chị, sao chị có thể làm ngơ được. Chưa bao giờ Mận hết trách hai mẹ con nhà này, vì hai mẹ con mà đã làm em chị khổ biết nhường nào, giọng Mận đay nghiến:

– Mẹ con các người còn đến đây làm gì? Thằng Nghĩa bị như vậy vẫn chưa làm vừa lòng hai người sao?

Trước cây nói mát của chị Mận, mẹ con Cẩm Tú ngược lại không dám trách đến nửa câu, Thủy Tiên không dám nói gì, chỉ có Cẩm Tú bước lên ngang với con, giọng nhẹ nhàng:

– Em cho chị vào trong nhà nói chuyện được không?

Mận là người biết được một nửa sự thật, cô biết chuyện tiền nong mất trộm là như thế nào, còn đương nhiên chuyện cứu người chết đuối Mận chưa biết vì Nghĩa chưa một lần nào kể cho cô nghe. Với cô, mẹ con nhà Thủy Tiên chỉ đáng trách thôi chứ không đáng giận. Cô mở to cánh cửa, vừa đi vào vừa nói:

– Hai mẹ con vào đi.

Xong Mận gấp chăn gối gọn lại, lấy chỗ cho hai mẹ con Thủy Tiên ngồi luôn trên giường. Cẩm Tú bước vào trước, đây chính là căn phòng mà một lần Nghĩa đã kể cho cô nghe, rằng qua cái lỗ đinh Nghĩa vẫn thường nhìn thấy Mận trần truồng làm tình, còn nhớ đấy là lần đầu mà Nghĩa và Cẩm Tú làm tình ở khách sạn. Thấy một cái tờ lịch cũ nằm dán ở trên tấm tường tôn cạnh giường, Cẩm Tú đoán chắc đấy chính là vị trí cái lỗ đinh cũ, nay Nghĩa chuyển đi nên gia chủ đã bịt lại.

Hai mẹ con vừa đặt mông xuống giường, Mận đã nói trước:

– Có chuyện gì thì chị nói đi.

Cẩm Tú nhìn Mận thật sâu, đôi mắt hết sức thành khẩn, giọng thật nhỏ dịu dàng như vốn dĩ nó vẫn vậy:

– Mẹ con chị đã hiểu lầm Nghĩa, đã đổ oan cho Nghĩa lấy trộm tiền. Nay chị đã tìm ra được thủ phạm, chị muốn tìm Nghĩa để xin lỗi cậu ấy.

Thủy Tiên thêm vào, cô với tay ra đặt lên đùi chị Mận, bởi Thủy Tiên biết chắc chắn chị Mận biết giờ này anh Nghĩa đang ở đâu:

– Chị ơi, em thực sự rất muốn gặp anh Nghĩa. Anh Nghĩa là người đã cứu em khỏi chết đuối. Em còn sống đến ngày hôm nay là nhờ anh ấy. Chị ơi. Em xin chị đấy.

Mận bàng hoàng vì bất ngờ:

– Lại còn có cả chuyện này nữa à? Sao chưa nghe Nghĩa kể bao giờ nhỉ?

Sau đó, Cẩm Tú một lượt tóm tắt kể lại chuyện từ tối hôm qua đến giờ. Mọi sự thật đã được làm sáng tỏ, giờ quan trọng nhất chính là phải gặp được Nghĩa, hai mẹ con không thể chờ được tới tận tối thứ 6 theo như lời ông lão đánh cá nói. Nghe xong Mận thở dài thông cảm cho hai mẹ con. Cô cũng là người hiểu biết, biết nhận định đúng sai, chuyện hiểu lầm này tồn tại đến ngày hôm nay không phải tại mẹ con họ, cũng không hoàn toàn là do tên Ba kia, mà cũng có một phần lớn là do Nghĩa, Nghĩa chọn cách im lặng, đó là lựa chọn của Nghĩa.

– Chị Tú này, hồi Nghĩa mới lên Hà Nội làm, Nghĩa đã kể cho vợ chồng em nghe về mẹ con chị. Nó nói nó rất cảm ơn ơn chị vì đã cho nó một công việc tốt, có thu nhập ổn định. Nó làm cho chị được đâu đó 5 tháng, tổng tiền lương được 10 triệu, cộng với tiền nó làm thêm ở ngoài nữa, hôm hăm ba tháng chạp Tết vừa rồi, nó gom hết lại được 20 triệu gửi cho chồng em mang về đưa cho mẹ nó lo Tết nhất, lo cho bố nó đang nằm liệt giường ở nhà. Nghĩa là đứa biết tự trọng và tính tự lập rất cao, vợ chồng em chẳng họ hàng gì với nó cả nhưng coi nó như đứa em ruột thịt. Thấy nó khó khăn vợ chồng em chẳng giầu có gì nhưng cũng muốn giúp nó bữa ăn tối, ấy vậy mà nó không chịu, tháng nào cũng đưa em tiền đi chợ. Em chưa bao giờ và sẽ không bao giờ tin nó lấy trộm tiền, ngay cả khi nhìn thấy tiền của chị trong ba lô. Em biết nó từ lúc nó còn nhỏ, nó là đứa ngoan ngoãn, chăm chỉ, thật thà và học giỏi nhất không chỉ ở làng mà ở cả huyện đều biết tên nó. Vợ chồng em vẫn thường dạy con phải noi gương chú Nghĩa.

Cẩm Tú gật gù nghe lời trần tình của Mận, còn Thủy Tiên im phăng phắc, nước mắt lưng tròng, không hiểu sao dạo này cô yếu đuối đến vậy, hơi tí là khóc nhè rồi, có lẽ trải qua sự đau khổ, nhớ nhung của mối tình đầu đã làm cho cô trở nên như vậy. Mận nói tiếp:

– Em nói đây không phải là kể khổ cho thằng Nghĩa đâu. Nhưng sự thực thì sau cái buổi tối hôm đấy. Thằng Nghĩa khổ cực cam lai, mà không chỉ nó đâu, còn gia đình nó ở quê nữa. Mọi người dè bỉu, khinh thường, hắt hủi, ghẻ lạnh, cạnh khóe, bóng gió nó và gia đình nó. Nó không chịu được nên Tết lên nó đã phải chuyển đi chỗ khác rồi. À, nó có số điện thoại đấy, tối hôm qua nó điện về, nó bảo nó mới mua điện thoại để tiện cho công việc.

Thủy Tiên như vớ được vàng, cô dứ dứ tay vào đùi chị Mận:

– Chị ơi, chị cho em số của anh Nghĩa đi.

Mận tủm tỉm cười cười nhìn cô nàng xinh đẹp này, từ hôm qua đến đây cô đã có chút cảm tình rồi, lúc hôm qua khi Nghĩa gọi điện về, Mận quên béng kể lại cho Nghĩa nghe vì lúc đó còn mải ……. địt (hihihihihihi), vừa móc điện thoại ra lấy số, Mận vừa nói bóng gió:

– Nghe như em …. thích thằng em của chị rồi thì phải.

Thủy Tiên đỏ mặt vì bị bắt lọn, ấy vậy mà cô trả lời ngay không thèm suy nghĩ:

– Vâng, em yêu anh ấy!

Cả Cẩm Tú và Mận tròn xoe mắt vì câu đáp gọn lỏn không một chút cầu kỳ và sợ sệt của Thủy Tiên. Mận nói vô tư theo hiểu biết của mình thôi:

– Nhưng hình như thằng Nghĩa có người yêu rồi. Từ hồi nó còn ở quê cơ, hai đứa chúng nó cùng ở xóm Bãi, học với nhau từ cấp I.

Ý Mận đang nói về Trang. Câu nói vô tư của Mận như một nhát bóp vào tim Thủy Tiên, Thủy Tiên lặng người đi như vừa bị ai đánh vào gáy. Nhưng cô khẽ lắc đầu một cái để lấy lại thăng bằng:

– Em kệ. Chị cho em số điện thoại đi.

Biết mình lỡ lời, Mận đọc số điện thoại cho Thủy Tiên lưu vào trong máy điện thoại của mình rồi nói thêm: “Hôm qua nó điện về bảo nhắn tin địa chỉ mà chẳng thấy cu cậu nhắn gì cả, chắc là quên rồi, chỉ nghe nó nói là giờ nó ở trên khu Minh Khai, còn địa chỉ cụ thể thì không biết”.

Thủy Tiên bấm luôn nút gọi, cô đứng dậy đi ra hẳn bên ngoài. Ở bên trong, chỉ còn lại chị Mận và Cẩm Tú. Cẩm Tú nói:

– Giờ chị phải làm như thế nào để mọi người không hiểu lầm Nghĩa nữa đây?

Chuyện này thì có khó gì, giải thích cho mọi người thôi, Mận không từ gì mà không nói thẳng:

– Nếu được, em mong chị về quê Nghĩa, nói chuyện với mẹ nó. Rồi tối nay, chị đến đây giải thích với mọi người trong xóm trọ này được không? Ở đây toàn người đồng hương của Nghĩa hết.

Cẩm Tú gật đầu:

– Được, ngay bây giờ chị sẽ về quê Nghĩa, em cho chị địa chỉ.

Đúng lúc đó thì Thủy Tiên bước vào, mặt mếu máo trực khóc:

– Không liên lạc được với anh Nghĩa mẹ ơi.

Cẩm Tú đứng dậy an ủi con:

– Con đừng lo, trước sau gì mẹ con cũng sẽ gặp được Nghĩa thôi. Chắc là máy hết pin hoặc cậu ấy đang làm việc nên không nghe máy. Giờ mẹ con mình về quê Nghĩa luôn, rồi tối mình lại quay về đây để giải thích cho mọi người. Mẹ tin mọi người sau khi hiểu ra mọi chuyện sẽ càng yêu quý Nghĩa hơn.

Thủy Tiên gật gật đầu, không còn cách nào khác, đành phải chờ đợi thôi. Đúng lúc đó thì Mận mang ra một mảnh giấy ghi địa chỉ nhà ở quê của Nghĩa đưa cho Cẩm Tú:

– Chị về đến địa chỉ xã này, hỏi vào nhà Tươi Bừng là người ta chỉ cho.

Đọc một lượt tờ giấy rồi Cẩm Tú đút vào trong túi quần, cô cầm tay Mận:

– Uh, mẹ con chị đi đây. Tối chị sẽ lại đến. Chị cảm ơn em.

Hai mẹ con rời khu trọ, họ về qua nhà chuẩn bị ít đồ rồi xe taxi đón đi thẳng về quê Nghĩa luôn.

Chương 24B: Chiếc cúc áo mầu xanh nõn chuối

Men theo con đường đê uốn lượn theo dòng sông Hồng, Thủy Tiên mở cửa xe oto để nhìn cho rõ phong cảnh quê của Nghĩa, cô nhớ, có lần hai đứa đứng trên cầu Long Biên, Nghĩa có nói “Quê tôi đẹp lắm”, quả đúng như vậy. Đôi mắt Thủy Tiên bị cái kính đen che mờ rồi, nên không ai nhìn thấy đôi mắt đỏ hoe ấy đang nhìn về những vùng đất bãi xanh mượt những cây ngô, nhìn dòng sông Hồng chầm chậm trôi mang trên mình những con thuyền hàng lớn nhỏ ngược xuôi. Cứ độ dăm phút cô lại bấm vào số máy chị Mận vừa cho, nhưng đáp lại lời cô chỉ là những tiếng “tút tút tút” ngắn ngủn mà thôi.

Đến đoạn đê xã của Nghĩa, hai mẹ con xuống xe, trên tay họ cầm theo một túi quà rất to mà hai mẹ con chuẩn bị lúc ở nhà. Dặn anh lái taxi quen cứ đỗ ở trên đê chờ họ rồi lát nữa quay trở lại Hà Nội luôn.

Nhìn hai mẹ con Cẩm Tú thật khác hẳn với những người dân nơi đây. Khuôn mặt và nước da trắng ngần, mái tóc bồng bềnh uốn xoăn, bộ quần áo sang trọng đắt tiền, mùi nước hoa cơ thể tỏa ra nhẹ nhè phang phảng bay trong gió. Gặp hai người phụ nữ gánh rau đi từ trong bãi sông qua cửa khẩu để sang bên này đê, Cẩm Tú hỏi, vì người ta đeo khẩu trang, đội nón kín mít nên Cẩm Tú không biết trẻ hay già, gọi đại là chị:

– Các chị ơi, cho em hỏi một chút.

Chắc cũng tại gánh rau cần không nặng lắm, nên hai người phụ nữ chỉ dừng lại để trả lời thôi, không đặt gánh rau xuống:

– “Cô hỏi gì?”, một người phụ nữ lên tiếng.

Cẩm Tú kéo cái kính râm lên trên cao thay cho cái bờm tóc, khuôn mặt trắng như trứng gà bóc, hai gò má hơi ửng hồng vì trời đã lên nắng trưa:

– Chị cho hỏi nhà Bừng Tươi ở trong trong xóm này phải không ạ?

Nghe hỏi đến nhà Bừng Tươi, cả hai người phụ nữ đặt gánh rau xuống đất, kéo cái khăn che mặt xuống đến cằm, tháo cái nón ra phẩy phẩy cho bớt nóng, đôi mắt họ nhìn hai mẹ con Cẩm Tú một lượt tỏ vẻ nghi ngờ:

– Có phải nhà Bừng Tươi có thằng con tên là Nghĩa đang làm trên Hà Nội không?

Cẩm Tú gật gật đầu xác nhận:

– Đúng, đúng rồi. Có phải nhà ở trong xóm Bãi này không ạ?

Nhìn thì biết ngay hai người phụ nữ hỏi nhà này là người trên thành phố xuống tìm rồi, một người chỉ về phía con đường đất chỗ cửa khẩu, con đường mà họ vừa đi qua:

– Đi theo con đường đất này, đến ngã tư thì rẽ phải. Đi thêm khoảng 100 mét nữa thì đến nhà Bừng Tươi, trước cửa nhà có trồng rất nhiều hoa Cẩm Tú Cầu xanh.

Nhắc đến hoa Cẩm Tú Cầu xanh, cả hai mẹ con Thủy Tiên đều chợt nhói lòng. Còn nhớ ngày đầu tiên mà Nghĩa đến làm ở vườn, cậu đã nói về những bông hoa Cẩm Tú Cầu, rồi khi trồng hoa trong vườn, chỗ đằng sau xích đu, Nghĩa đã trồng rất nhiều cây hoa Cẩm Tú Cầu, chẳng hiểu sao, cái Tết buồn vừa rồi, những bông hoa đó lại bung nở đẹp đến lạ kỳ.

– Em cảm ơn.

Nói xong hai mẹ con Cẩm Tú bước theo hướng chỉ tay của người phụ nữ. Đi được vài bước chân, những lời mà hai người phụ nữ thôn quê xì xào với nhau lọt vào tai hai mẹ con như những nhát dao cứa thêm vào vết thương lòng. Nghe câu được câu chăng, đại loại là: “Chắc thằng Nghĩa lại trộm cắp gì của người ta, người ta tìm về tận đây rồi này” – “Đúng là chứng nào tật đấy, người ta nói cấm có sai, làm được lần 1 rồi thì xá gì lần 2” – “Mà cái Tươi cũng lạ, bị người ta khinh cho rồi mà còn không biết đường dạy con”.

Đến ngã tư, hai mẹ con rẽ tay phải, chắc hẳn các bạn còn nhớ, rẽ trái là về nhà Trang, còn đi thẳng là ra sông là nơi có túp lều của chú Lãm. Đi thêm độ 100 mét nữa, một căn nhà cấp 4 đơn sơ hiện ra, nó nổi bật hơn các căn nhà mọc lưa thưa xen lẫn những ruộng ngô, ruộng khoai nơi đây vì ở trước nhà, rất nhiều cây hoa Cẩm Tú Cầu mọc thành hàng rào. Giờ đã hết mùa hoa, nhưng vẫn còn lác đác vài bông mầu xanh nằm ủ rũ rung rinh vì cơn gió nhẹ. Nhà không có cổng, nhưng hai mẹ con không dám bước vào mà đứng ngoài gọi to:

– Chị Tươi ơi! Chị Tươi ơi!

Trong nhà vắng lặng không một tiếng động, không ai từ trong nhà bước ra trả lời tiếng gọi của Cẩm Tú.

Bỗng ở đằng sau có tiếng nói:

– “Chị tìm ai?”, là Tươi vừa mới ở ruộng về.

Cẩm Tú – Thủy Tiên quay người nhìn lại, một phụ nữ dáng người dỏng dỏng cao, đầu đội chiếc nón lá che đi nửa khuôn mặt, quai nón làm bằng một chiếc khăn mùi xoa, vừa có tác dụng giữ chiếc nón ở trên đầu, vừa tạo thành một dạng khẩu trang che mặt. Người phụ nữ đang gánh những cây ngô non ngắn chừng nửa gang tay, dưới rễ cây là một bầu đất nhỏ hình vuông.

Cẩm Tú ấp úng, cô linh cảm người này chính là mẹ của Nghĩa:

– Tôi … tôi tìm chị Tươi, là mẹ của Nghĩa.

Vẫn để nguyên gánh cây ngô giống trên vai, Tươi kéo chiếc khăn mùi xoa xuống đến cổ để lộ ra toàn bộ khuôn mặt, Cẩm Tú nhìn thì khẳng định đây là mẹ Nghĩa, nhìn hai người có nét gì đó hao hao giống nhau. Là con gái, lại tuổi tương đương nhau, Cẩm Tú thầm nhìn nhận mẹ Nghĩa rất xinh đẹp, có thể nói là không kém mình là bao, chỉ có điều chắc là lam lũ nên nhìn trông già dặn hơn cô, đen hơn cô, trên hai khóe mắt cũng có nhiều nếp nhăn hình chân chim.

– Là tôi đây. Chị là………. ai?

Thủy Tiên từ nãy đến giờ không dám nói một câu gì, gặp mẹ anh Nghĩa, không hiểu sao cô run lẩy bẩy khắp mình (Mẹ chồng tương lai mà lị, là Thủy Tiên nghĩ như vậy – Cu Zũng).

Cẩm Tú đáp lời:

– Chị cho phép mẹ con tôi vào nhà thưa chuyện được không?

– Vâng, mời hai mẹ con vào trong nhà.

Cô Tươi gánh ngô đi trước, mẹ con Cẩm Tú theo sau. Đặt gánh ngô xuống sân giếng, cô Tưởi cởi nón và chiếc áo lao động bên ngoài ra, treo luôn lên trên quang gánh rồi mời hai mẹ con Cẩm Tú vào trong nhà.

– “Mời hai mẹ con chị ngồi”, cô Tươi rót nước trắng trong cái ấm nhôm đặt dưới chân.

Gian phòng khách đơn sơ ở phía phải của căn nhà cấp bốn 3 gian hai trái. Ở giữa đặt bàn thờ, còn ở gian đối diện có kê một cái giường, sát giường có cái bàn học của Nghĩa vẫn nằm nguyên chỗ đó. Phía trên bàn học, chẳng treo một cái gì khác ngoài 12 cái giấy khen được lồng trong từng khung ảnh, ở xa nhưng Thủy Tiên vẫn nhìn thấy dòng chữ viết tay nắn nót uốn lượn trên những giấy khen đó: “Nguyễn Trọng Nghĩa”.

Cẩm Tú mở lời trước:

– Thưa chị, tôi tên là Tú, tôi là người đã thuê cháu Nghĩa làm vườn cho gia đình từ hồi tháng 9 năm ngoái cho đến Tết. Còn đây là con gái tôi, cháu tên là Thủy Tiên.

Thủy Tiên lúc này mới dám mở lời, mặc dù cô chăm chú quan sát mẹ của Nghĩa từ lúc mới gặp cơ:

– Cháu chào cô ạ.

Tay bưng chén nước trắng lên miệng định uống, nhưng cô Tươi run lẩy bẩy làm nước ở trong cốc bắn ra vài giọt, cô nghĩ trong lòng: “vậy là họ tìm về tận đây để bắt đền”. Đến nước này thì cũng đành thay con mà xin người ta tha cho vậy:

– Tôi có nghe cháu Nghĩa kể về việc làm vườn cho chị. Trước hết tôi xin cảm ơn chị đã đối tốt với cháu. Tết vừa rồi, tôi có nghe cháu kể về chuyện tiền bị mất trộm của chị, tôi cũng nghe cái Mận nó kể lại. Chị Tú này, tôi không dám bảo là cháu nó không có tội tình gì vì chỉ có mình tôi và vợ chồng cái Mận tin nó thôi. Nay chị đã về tận đây hỏi, có gì người mẹ này xin nhận hết thay con. Chị muốn mắng, muốn chửi, muốn đánh hay muốn làm gì tôi xin chịu không một lời than vãn. Chỉ mong mẹ con chị mở lòng từ bi hỉ xả mà tha cho cháu nó lần này.

Cứ thà cô Tươi chỉ thằng mặt hai mẹ con mà quát mà chửi vì đã làm Nghĩa ra nông nỗi này đi, có khi như vậy sẽ làm cho Cẩm Tú nhẹ bớt lòng. Đằng này, cô Tươi cứ cái giọng buồn buồn mà không một tiếng nói to nào, lại còn cầu xin cô tha thứ nữa chứ. Cẩm Tú không dằn được lòng nữa, cô chảy nước mắt giống như Thủy Tiên ngồi bên cạnh, Cẩm Tú đi sang phía bên kia ngồi cạnh cầm lấy bàn tay mềm mại mặc dù là người lao động của Tươi. Hai người phụ nữ đồng niên ngồi bên nhau. Cẩm Tú nhát ngừng nhát nghỉ nói vì quá xúc động:

– Chị Tươi ơi! Là lỗi của em hết. Hix hix hix. Là em trong lúc mất bình tĩnh không kịp suy nghĩ đã đổ oan cho Nghĩa lấy trộm tiền. Vừa sáng nay em mới tìm ra được thủ phạm thực sự đã trộm tiền rồi đổ vấy sang cho Nghĩa. Mẹ con em đi tìm Nghĩa nhưng không được nên đã đến gặp Mận và xin được địa chỉ của nhà mình. Nay em về đây để xin lỗi gia đình chị, mong chị bỏ qua cho mẹ con em. Em không ngờ là hành động của mình lại đẩy Nghĩa đến nông nỗi này. Em …. Hix hix hix ….

Thủy Tiên cũng khóc theo mẹ.

Cô Tươi mở to mắt lên ngạc nhiên, sự việc thay đổi quay ngoắt 180 độ, cô từ kẻ đi xin lỗi lại được người ta xin lỗi lại. Không tin vào những điều mà mình vừa nghe thấy, cô Tươi phải hỏi lại:

– Chị bảo sao cơ? Thằng Nghĩa nhà tôi ….. nó được minh oan rồi à.

Cẩm Tú gật đầu trong nước mắt, nghẹn ngào không nói lên lời:

Tươi vùng đứng dậy, mặt cô trắng bệch nhưng không phải bị bệnh mà vì quá bất ngờ, rồi cô vén tấm rido mầu xanh dương che căn buồng rồi chạy vào bên trong, mẹ con Cẩm Tú không hiểu chuyện gì xảy ra, họ đi theo, đứng ở cửa buồng mà nhìn vào.

Ở bên chiếc giường gỗ cũ kỹ, Tươi òa khóc lay lay thật mạnh vào vai chồng đang nằm im bất động:

– Hu hu hu!!!!!!! Anh Bừng ơi! Thằng Nghĩa được minh oan rồi. Thằng Nghĩa nhà mình không phải kẻ ăn trộm đâu anh ơi. Anh dậy mà nghe người ta nói đây này. Hu hu hu hu!!!! Em đã bảo rồi mà, em tin lời con. Hu hu hu hu!!!! Anh Bừng ơi, anh dậy đi.

Không thấy chồng có phản ứng gì, Tươi lại như một người điên, cô chạy ra ngoài buồng, vượt qua mặt hai mẹ con Cẩm Tú rồi chạy ra sân, phi ra cổng. Đứng ở ngoài sân nhìn theo bóng cô Tươi tất tưởi vừa chạy vừa hô:

– Bớ làng nước ơi! Thằng Nghĩa nhà tôi được minh oan rồi. Bớ làng nước ơi, thằng Nghĩa nhà tôi không phải là thằng ăn trộm. Bớ làng nước ơi, đến nhà tôi mà nghe người ta nói đây này. Bớ làng nước ơi.

Cô Tươi chạy đến từng nhà, từng nhà, cô chạy ra cả ngoài ruộng để kêu hết những người dân xóm Bãi cho thỏa nỗi lòng chất chứa bao tháng nay. Ai đã từng sống ở quê mới hiểu, cái tiếng xấu nó vang xa lắm, nó có sức mạnh kinh khủng biết nhường nào, nó có thể làm một người đang yên đang lành bị mang tiếng xấu sẵn sàng uống thuốc sâu, treo cổ, nhảy sông, nhảy giếng mà tự tử.

Rồi người dân xóm Bãi, cả người trong làng nghe tiếng cũng ùn ùn kéo đến nhà Tươi, báo hại mẹ con Cẩm Tú giải thích minh oan cho Nghĩa đến xùi bọt mép. Chỉ tội anh lái taxi phải chờ đến tận chiều muộn mới đón được mẹ con Cẩm Tú về lại Hà Nội.

Về đến Hà Nội cũng hơn 7 giờ tối. Mẹ con Cẩm Tú về thẳng xóm trọ cũ của Nghĩa luôn. Ở tại đó, thông qua chị Mận làm trung gian, mẹ con Cẩm Tú cũng giải thích căn kẽ tường tận câu chuyện hiểu lầm vừa qua cho mọi người nghe. Không cái gì lật nhanh bằng chính suy nghĩ của con người. Vừa mới đây thôi, những người trong xóm trọ, những người quê của Nghĩa còn dùng toàn bộ vốn ngôn ngữ của mình mà nói Nghĩa thế này, Nghĩa thế kia. Ấy vậy mà khi vừa mới được minh oan, chính mồm họ thốt ra: “Đấy, tôi đã bảo mà, thằng Nghĩa nó ngoan, chắc là bị hiểu lầm gì đó thôi” – “Lần sau thì đừng có vội phán xét người khác nhé” – “Tội nghiệp thằng bé”.

Vậy đấy các bạn ạ, sau cơn mưa trời lại sáng, sự thật đã được phơi bày cho toàn bộ bàn dân thiên hạ được biết, Nghĩa đã được minh oan, trong con mắt của mọi người, Nghĩa đã trở lại lợi hại hơn xưa. Vẫn là một chàng trai thật thà, chăm chỉ, cần cù, thông minh. Giờ lại còn thêm tiếng là trọng nghĩa, trọng tình, thương người, vị tha, nhân hậu nữa chứ.

Chỉ có duy nhất một người là vẫn chưa biết chuyện này, oái oăm thay, đó lại chính là Nghĩa, nhân vật trung tâm của câu chuyện. Trời xui đất khiến thế nào, hay là ma trêu quỷ ghẹo mà cái điện thoại của Nghĩa không biết là tại sao lại bị hỏng từ ngày hôm qua, cậu đang đi sửa ở cửa hàng phải cuối tuần mới lấy được. Rồi thì nhận được luôn việc làm đến tận ngày thứ 6 nên không phải ra đón việc ở chợ lao động. Báo hại Thủy Tiên gọi liên tục đến mấy trăm cuộc đều không thể liên lạc được.

Và có cả cô nàng Tuyết nữa chứ, ban ngày gọi cho Nghĩa không được đành để buổi tối cuốc bộ sang nhà Nghĩa hỏi thăm dăm ba câu rồi mới chịu về nhà ngủ.

———–

Buổi học thứ 2 của lớp học bên sông.

Không gian vẫn như lần trước, dăm cái bóng điện chạy bằng ac quy thắp sáng cái lớp học xóa mù của người dân xóm Làng Chài. Ở dưới “lớp học”, 37 em học sinh cả lớn lẫn bé ngồi ngay ngắn trên những chiếc ghế con ngước lên phía trên. Ở trên “bục giảng”, “thầy giáo” Nguyễn Trọng Nghĩa trong bộ quần áo lao động, buổi chiều cậu làm chuyến xuống xi măng đến tối mịt mới xong, không kịp về nhà thay quần áo nên về thẳng lớp học luôn, cái áo bộ đội với hàng khuy mầu xanh nõn chuối nổi bật với một chiếc cúc lạc loài mầu đen, trên vai vẫn còn đen xì vết xi măng. Chiếc quần thô dài vừa đến bàn chân xỏ đôi dép tổ ong. Nghĩa cầm cái đũa chỉ vào từng chữ cái trên bảng đen sơn vội, cậu đang ôn lại việc nhận mặt chữ cái cho các em.

Ở xa xa, một người thiếu phụ lớn tuổi phải ôm chặt một người phụ nữ trẻ để cô ấy khỏi vùng chạy ra lớp học, ông lão đánh cá có dặn rồi, phải chờ cho lớp học tan đã rồi muốn làm gì thì làm.

Trở lại với lớp học, Nghĩa hỏi các em:

– Các em thuộc hết chữ cái chưa?

Ở dưới, cả lớp đồng thanh:

– Rồi ạ.

Nghĩa mỉm cười hài lòng. Không ngờ bảng chữ cái các em đã thuộc gần hết rồi, tất nhiên còn những em nhỏ thó 6 tuổi chưa thuộc lắm đâu, nhưng dạy ở cái lớp nhiều lứa tuổi như thế này thì phải phiên phiến linh động kiểu đó thôi:

– Giờ anh dạy các em tập viết những nét đầu tiên nhé.

– “Vâng ạ”, cả lớp lại đáp đồng thanh.

– Các em lấy bảng và phấn ra.

Cái bảng và hộp phấn mới mà Nghĩa tặng các em ở buổi học hôm trước giờ mới được sử dụng, vẫn còn thơm nguyên mùi sơn. Các em kê bảng lên đùi mình, lăm lăm cầm phấn, mắt nhìn lên thầy.

– Đầu tiên chúng ta tập viết nét. Có nét sổ thẳng, nét ngang, nét xiên, nét móc, nét cong, nét khuyết, nét thắt, nét xoắn. Giờ chúng ta bắt đầu từ nét sổ thẳng nhé. Các em chú ý nhìn anh này, bắt đầu từ đây, chúng ta rê phấn xuống dưới, đến đúng ô thì dừng lại. Rê nhẹ tay thôi không gãy phấn.

Ở bên dưới, các em kéo nét chữ đầu tiên trong cuộc đời vào chiếc bảng đen, có lẽ cuộc đời mới sẽ bắt đầu bằng nét chữ này, tưởng đơn giản hóa là lại có ý nghĩa hết sức lớn lao.

– Rồi, các em giơ bảng lên cho anh xem nào.

Nghĩa nhìn từng nét của các em, nét nào thẳng rồi thì thôi, còn nét nào chưa được Nghĩa tỉ mỉ chỉnh lại, đồng thời cũng dạy các em các cầm phấn, cách kê bảng. Chẳng có ai bảo Nghĩa không có nghiệp vụ sư phạm cả.

Quá nửa thời gian của buổi học là dành cho việc tập viết nét chữ lên bảng đen. Nghĩa chuyển sang phần khác để buổi học được sinh động, tránh việc nhàm chán.

– Giờ chúng ta bắt đầu học ghép vần. Các em đồng ý không?

– “Có ạ”, đồng thanh như đúng rồi.

Nghĩa xóa bảng viết nét đi, cậu đứng nghiêm trang:

– Trong mỗi một chữ tiếng Việt thì có âm vần. Các em đọc theo anh nhé.

Nghĩa viết xong chữ nào thì đánh vần luôn cho các em đọc theo:

– O cờ óc nặng ọc – các em cứ thế đọc theo: “O cờ óc nặng ọc”

– A huyền à

– Ô ngờ ông

– A i ai

– U nặng ụ

– O ngờ ong huyền òng

– A cờ ác sắc ác

– A hỏi ả

…………….

Cứ thế từng vần từng vần được các em méo hết cả miệng đọc theo. Lớp học diễn ra hết sức trật tự nhưng lại rất sôi nổi, đúng nghĩa một lớp học giống như bao nhiêu lớp học khác. Học trò ham học, thầy giáo nhiệt tình lại có một chút kỹ năng.

Sương rơi nặng hạt làm mái tóc của thầy và trò ươn ướt cũng là lúc báo hiệu thời gian của buổi học đã kết thúc. Đã mười giờ đêm rồi, cũng nên cho các em về nghỉ, để sớm mai các em lại cùng cha mẹ lênh đên trên thuyền đánh con cá, bắt con tôm kiếm miếng ăn hàng ngày.

– Buổi học hôm nay đến đây là kết thúc. Các em nhớ về ôn lại những gì đã học ở buổi hôm nay. Thứ 3 tuần sau anh và các em lại học tiếp.

Cả lớp đứng dậy, cậu Kiên lớn nhất lớp được phong làm lớp trưởng hô to:

– Các bạn đứng nghiêm! Chúng em chào thầy ạ.

Cả lớp lại đồng thanh theo tiếng bắt nhịp của Kiên: “Chúng em chào thầy ạ”.

Nghĩa cười cười: “Đừng gọi là thầy, gọi anh thôi. Hì hì hì hì”.

Mỗi em tự cầm ghế của mình đi về thuyền, Nghĩa nhìn mà chợt thấy vui lây, các em rời lớp học trong tiếng cười thỏa mãn, ấy là hạnh phúc rồi.

Chỉ còn mình Nghĩa đứng trước chiếc bảng to, giống như buổi trước, sau khi kết thúc giờ học thì ông Từ sẽ ra đây kéo dây điện và cất cái bảng to vào, nhưng quái lạ, giờ không thấy ông.

Bỗng từ trong bóng tối, hình dáng hai người phụ nữ hết sức quen thuộc đối với Nghĩa bước vào vùng ánh sáng của những ngọn đèn nhỏ. Họ đi từng bước một, từng bước một nặng trĩu tâm tư, cả hai đôi mắt ấy cứ nhìn chằm chằm vào cái dáng ngây người vì bất ngờ của Nghĩa. Họ cứ tiến từng bước một, mỗi lúc một gần hơn, cả hai đều không nói gì. Chỉ có Nghĩa ú ớ:

– Ơ …… ơ ……… cô Cẩm Tú ………… Thủy Tiên. Sao hai người lại ở đây?

Thủy Tiên vượt lên trước mẹ một bước, khi chỉ cách Nghĩa có một cái với tay, Thủy Tiên xòe bàn tay mình ra, ở trên đó có cái cúc áo mầu xanh nõn chuối, đồng dạng, đồng mầu với hàng cúc trên chiếc áo lao động mà Nghĩa đang mặc trên người. Mặt Thủy Tiên nhem nhuốc vì nước mắt, mái tóc dài chấm tai khẽ đung đưa vì gió, Thủy Tiên vừa khóc vừa nói:

– Em mang ….. chiếc cúc áo ……… đến trả cho ……. anh đây!

— Hết chương 24 —​

Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Keylz37

Nếu có nút like mình sẽ like cho Cu Zũng 1069 phát. Tác giả có thể ghim stk lên ko? Để ae donate ít lòng thành?