Chuyện Tình Mùa Lũ – Siêu Phẩm ( Update Chap 45C Hết )

Thông Tin Truyện

Tên Truyện: Chuyện Tình Mùa Lũ – Siêu Phẩm ( Update Chap 45C Hết )

Tác Giả : Đang cập nhật

Thể Loại:

Chương 32: Chị Tuyết yêu anh đấy!

Khi cả anh Tiến và Nghĩa còn đứng ngây người chứng kiến cảnh Chích Bông rơi từ trên cây xuống thì thì chị Nhài đã nằm sóng xoài dưới đất, trên ngực và bụng chị là trọn vẹn người Chích Bông. Sự việc xảy ra chắc chỉ trong tích tắc chứ không phải tính bằng giây, sau khi bé la toáng lên do hoảng hốt vì rơi tự do từ trên độ cao 3 mét xuống thì ôm dịt lấy người “mẹ” mà bé mong chờ suốt mấy hôm nay, bé ríu rít:

– Mẹ về rồi, mẹ về với Chích Bông rồi. Từ nay mẹ đừng đi đâu nữa nhé. Chích Bông nhớ mẹ lắm.

Nhài nói như chưa bao giờ được nói, có lẽ tiếng nói “mẹ về rồi đây” vừa rồi như một van xả trong tâm hồn quá nhiều vết thương của cô, nó có tác dụng thần kỳ để cô trở lại là người bình thường giống như xưa. Cô chẳng màng mình có bị đau đớn gì không, cũng ôm lại Chích Bông thật chặt, rặn ra từng tiếng khó nhọc:

– Mẹ …………. Cũng ………. Nhớ ………….. Con ………. !!!!!!!!!!

Lúc này anh Tiến và Nghĩa mới chạy xô lại lo lắng, sự việc vừa rồi xảy ra quá nhanh mà hai người đàn ông còn không kịp có bất cứ một phản ứng nào.

Anh Tiến nói trước:

– “Nhài! Em có bị làm sao không?”, tất nhiên, anh không phải là không quan tâm tới con gái mình, anh không hỏi vì đã tận mắt chứng kiến bé không làm sao. Anh dành sự hỏi han quan tâm lo lắng cho người đã cứu con mình. Nếu không có Nhài đỡ kịp thời, bé Chích Bông không biết sẽ đến cơ sự gì, nhẹ thì có thể gãy chân gãy tay, nặng thì có thể mất mạng, chuyện đó là hoàn toàn có thể xảy ra được.

Nghĩa nói sau:

– Chị Nhài ơi, chị nói rồi à? Chị có bị làm sao không? Chị có nhận ra em không?

Nhài khó nhọc ngồi dậy trên nền gạch của cái sân trước nhà dưới gốc cây khế, cô ê ẩm cả người nhưng có vẻ như không nghiêm trọng lắm, cũng may Chích Bông chỉ nặng có hơn chục cân thôi. Chị nhìn Nghĩa thật lâu, đôi mắt rất có hồn như muốn nói bao điều, chỉ là không thể nói nhanh được mà thôi. Vừa rồi, chị đã trải qua một giai đoạn tiến triển phải nói là “thần kỳ”, có lẽ sự việc Chích Bông cheo leo trên cây, đứng trước sự nguy hiểm liên quan đến mạng sống đã như một cú hích, một cú đột phá trong tâm tưởng của chị. Cái hiện tượng này trong tâm học mà nói cũng xảy ra rất thường xuyên. Ví dụ một người mất trí nhớ cả chục năm, đùng một cái dẵm phải vỏ chuối đập đầu vào tường thế là nhớ lại thôi.

– ……………….. Nhóc ……… Con ………….!

Nghĩa bật khóc vì vừa rồi chị đã gọi đúng cái tên hồi nhỏ của mình, cái tên này chỉ một mình chị gọi cậu mà thôi. Vì Nghĩa ít hơn chị 4 tuổi nên trong mắt chị Nghĩa lúc nào cũng chỉ như một đứa bé cần bảo bọc và chở che. Cậu nhìn anh Tiến, nhìn bé Chích Bông rồi lại giật giật vào cánh tay mảnh khảnh của chị:

– Hu hu hu!!!!! Chị nhớ ra rồi. Hu hu hu. Mẹ ơi, chị Nhài bình phục rồi …………. Anh Tiến ơi ….. hu hu hu ………… chị em bình thường rồi …….

Chứng kiến cảnh này, có ai mà không xúc động cơ chứ. Cái sợ đến tột cùng lúc Chích Bông rơi xuống đất đã qua đi để còn lại cái hạnh phúc dâng trào khi một người “điên” bỗng trở lại bình thường, anh Tiến gỡ cái kính cận xuống lau lau vào vạt áo, có lẽ nước mắt của anh đã làm cho kính bị mờ đi:

– Tốt rồi! Tốt rồi!!!!!!

Thêm một lúc nữa để tất cả bình tâm trên khoảng sân nhỏ trước nhà anh Tiến, một ngôi nhà ống 2 tầng cũ. Nhà anh Tiến không phải ở mặt phố mà ở trong một con ngõ hiền hòa trung tâm quận Hai Bà Trưng. Nhà được xây trên mảnh đất mà ông cha để lại, còn ngôi nhà cấp 4 mà hiện tại Nghĩa đang ở thuê là nhà mà vợ chồng anh tự mua để ra ở riêng. Từ ngày ra ở riêng thì cuộc đời anh Tiến liên tiếp đón nhận những điều bất hạnh.

Tôi kể sơ cho các bạn nghe như thế này, về điều kiện kinh tế thì không phải thuộc dạng giầu sang gì nhưng cũng gọi là trung lưu ở đất Hà Nội. Gia đình cơ bản từ bố mẹ rồi anh đều là công chức nhà nước. Nhưng vừa ra ở riêng được vài tháng thì bố mẹ anh lần lượt qua đời, mẹ thì do bệnh tật còn bố thì do tuổi cao sức yếu. Thôi đó cũng là cái số, những tưởng cái bất hạnh qua đi khi bên anh vẫn còn Huệ, một người vợ xinh đẹp, đảm đang và Chích Bông ra đời như củng cố thêm niềm tin vào cuộc sống. Nhưng cuộc vui ngắn chẳng tày gang, khi Chích Bông hai tuổi hơn, hai tuổi kém thì Huệ cũng mắc bệnh hiểm nghèo mà rời bỏ anh. Có người rỉ tai anh mà nói rằng: “Trùng Tang” nhưng anh chẳng tin bao giờ.

Anh Tiến đón vào nách Nhài để kéo cô dậy, cũng đã lâu lắm rồi anh không chạm vào một người đàn bà nào, từ lúc vợ mất đến nay. Là đàn ông, anh không khỏi tránh được phút xao xuyến trong lòng khi tay mình bám vào mảng thịt bên nách, nó mềm mềm, êm êm:

– Vào nhà đi, tất cả vào nhà đi.

Chích Bông một bước không rời “mẹ”, có lẽ cô bé chưa thể biết được rằng Nhài không phải là mẹ đẻ của cô, tâm hồn một đứa trẻ rất giản đơn, chúng chưa hiểu được “cái chết” là gì, hoặc chúng chỉ hiểu rằng “cái chết” là cái tạm thời mà người lớn vẫn thường nói với chúng rằng “đi xa”. Mà đi xa tức là có ngày sẽ trở về.

Bốn người vào bên trong nhà, nhà ông thiết kế mười căn gần như nhau cả mười. Gian ngoài là phòng khách, gian trong là bếp, ở giữa là cầu thang, chân cầu thang là một nhà vệ sinh nhỏ.

Nghĩa và anh Tiến ngồi một bên, Nhài và Chích Bông ngồi một bên trên bộ bàn ghế uống nước kiểu cổ. Phía trước bàn uống nước là một cái bàn thờ gia tiên rất to. Vừa rồi khi bước vào trong căn phòng ấy, Nghĩa không dám nhìn lâu vào cái bàn thờ, bởi trên đó có 3 bức ảnh thờ rất to. Một bên là hai người lớn tuổi chắc là bố và mẹ anh Tiến. Còn phía bên kia là “ảnh chị Nhài”, nhìn thoáng qua Nghĩa khẽ giật mình bởi vì sự giống nhau đến kinh ngạc giữa chị Nhài và người trên ảnh.

Anh Tiến nhìn lên bàn thờ, chỗ ảnh vợ anh rồi nhìn về phía Nghĩa gật đầu buồn rầu:

– Ảnh thờ vợ anh đấy.

Chẳng cần phải nói nhiều, sự an ủi lúc này cũng chỉ bằng thừa thôi. Nghĩa gật đầu lại thay cho lời sẻ chia.

Nghĩa nhìn chị Nhài, cậu dự định sẽ nói với chị một điều với mục đích thăm dò xem thực sự bệnh của chị đã khỏi hẳn hay chưa:

– Chị Nhài …………. Bé Chích Bông ……….. không ……………

Nghĩa chưa nói hết câu thì chị Nhài đã xua tay ra hiệu đừng nói tiếp rồi gật đầu:

– Đừng ……………

Vậy là chị đã hiểu rằng bé Chích Bông không phải là con gái của chị rồi, chị cũng biết mình đang làm gì. Điều đó chứng tỏ tâm thần chị đã gần như là bình phục hoàn toàn, chỉ là chị vẫn chưa nói thạo mà thôi.

Anh Tiến nghe chị Nhài nói vậy cũng hiểu chuyện gì đang diễn ra, Nhài biết đó không phải là con gái của mình, hành động của Nhài thực sự làm anh cảm động, bé Chích Bông bình yên trong lòng “mẹ”.

Nghĩa hỏi anh Tiến:

– Anh Tiến này, Chích Bông đang học Mầm non à?

– Uh, cháu đang học Mầm non, nhưng từ hôm ở nhà em về đến nay thì nặng nặc không chịu đi học mà chỉ đòi đi tìm mẹ. Anh phải xin nghỉ để ở nhà trông.

Nghĩa nói tiếp:

– “Em tính như thế này không biết có được không?”, Nghĩa tự cho mình cái quyền thay chị tính toán, “Tạm thời mấy ngày tới anh cho bé Chích Bông sang nhà em ở cùng với chị Nhài, việc này em nghĩ sẽ tốt cho Chích Bông và cho cả chị Nhài nhà em nữa. Chứ bây giờ mà tách hai mẹ con ra thì tội nghiệp lắm, biết đâu bé Chích Bông lại có hành động gì như hôm nay thì sao. Rồi dần dà mình tính tiếp anh ạ”.

Chị Nhài gật đầu đồng ý với sự sắp xếp này của Nghĩa. Còn anh Tiến thì suy nghĩ một hồi mông lung cũng gật đầu theo:

– Được, anh đồng ý. Nhưng chỉ lo Chích Bông sang đấy sẽ làm phiền em và Nhài.

Nghĩa xua tay:

– Anh đừng lo gì cả, em coi Chích Bông như cháu mình. Với lại chuyện này cũng tốt cho cả chị Nhài nữa. Chị em mới bình phục nhưng chưa phải là hoàn toàn, rất cần có Chích Bông ở bên cạnh.

Anh Tiến gật đầu. Nói chuyện thêm một lúc nữa rồi anh Tiến lên trên tầng 2 chuẩn bị quần áo và những đồ dùng cần thiết của Chích Bông cho vào một cái balo. Sau đó cả 4 người lục tục đi về nhà thuê của Nghĩa. Vậy là căn nhà tạm thời có thêm một thành viên nhí, nó có sức sống hẳn ra.

——-

Cô Tươi như ngồi trên đống lửa tại nhà ông Trưởng thôn chờ cuộc điện thoại gọi lại của Nghĩa, vậy mà chờ mãi cũng chưa thấy điện thoại reo. Không biết Nhài con gái cô sao rồi, nó đã bình thường trở lại chưa hay vẫn ngây ngây ngô ngố như ngày cô lên Hà Nội gặp con.

Tiếng chuông đổ, cô như vồ lấy ống nghe úp vào tai mình, chưa biết là ai ở đầu dây cô đã nói thật nhanh:

– Nghĩa hả con? Chị Nhài sao rồi? Mẹ lo lắm không biết tình hình như thế nào nữa. Mẹ định một hai hôm nữa lại lên Hà Nội thăm hai chị em.

Cô nói xong thì đầu dây bên kia vẫn im lìm không phát ra tiếng nói, sốt ruột cô nói thêm:

– Nghĩa, con có nghe mẹ nói không?

………..

……….

……….

– “Mẹ!”, tiếng Nhài bật ra vì cố phát âm.

Đã 5 năm rồi cô Tươi mới nghe thấy tiếng con gái. Cô bật khóc nức nở trong điện thoại, cô nghẹn đến nỗi không thể phát ra thành lời, cô bịt lấy miệng của mình:

– Nhài, là tiếng Nhài phải không con? Nhài của mẹ phải không?

Lại thêm một lúc im lặng nữa, có lẽ chị Nhài vẫn chưa thể nói thạo, những tiếng nói đầu tiên của chị như những tảng băng mà mới chỉ được phá có vài tiếng đồng hồ thôi:

– Con ……… con …………. đây! ………….

Cô Tươi vừa khóc tu tu vừa nói một tràng cho thỏa nỗi lòng người mẹ. Từ ngày gặp con ở trên Hà Nội đến giờ, cô không đêm nào ngủ ngon, không lúc một lúc nào không đau đáu ân hận vì hành động của mình. Cô tự đổ lỗi cho chính mình vì đã đẩy con ra nông nỗi này, rằng chuyện con mình bị “điên” là do chính mình đã đẩy nó ra khỏi nhà, rằng chính sự sai lầm của mình mà con gái mình phải trả giá:

– Hix hix hix, mẹ xin lỗi con ơi. Lỗi là tại mẹ hết. Tại mẹ làm con khổ. Con có trách, có mắng thế nào mẹ xin chịu hết, người mẹ này xin chịu hết. Hu hu hu!!!! Nhài ơi, về với mẹ đi. Mẹ nghĩ kỹ rồi, chuyện có thế nào mẹ cũng đối mặt hết, đến giờ này mẹ chẳng sợ gì cả, chỉ cần các con khỏe mạnh là được. Cứ về với mẹ đi con ơi ……

Nói đến đây, lại thêm một khoảng thời gian im lặng nữa không có tín hiệu từ phía đầu dây bên kia, cô Tươi có ới thêm vài câu nữa nhưng vẫn không có tiếng trả lời. Mãi một lúc sau mới lại có giọng nói phát ra, nhưng không phải là Nhài:

– Con Nghĩa đây mẹ. Chị Nhài mới nói được vài câu vào lúc chiều nay thôi. Chưa bình thường được ngay đâu mẹ. Con gọi điện để báo cho mẹ mừng.

Rồi cô Tươi còn nghe thấy tiếng nói trẻ con ríu rít ở trong điện thoại, cô ngỡ là cháu ngoại của mình:

– Cái Nhài tìm lại được con rồi phải không? Mẹ nghe như ……

Nghĩa: “Không mẹ ạ, đó không phải là con chị Nhài”.

Cô Tươi: “Vậy tiếng trẻ con là của ai?”

Nghĩa: “Chuyện dài lắm mẹ ạ, để khi nào con kể cho mẹ nghe. Giờ chị Nhài mới bắt đầu bình phục, con chưa muốn chị phải suy nghĩ nhiều”.

Cô Tươi: “Ừ, thế cũng được. Mai con đưa chị về quê đi. Mẹ sẽ chăm sóc cho cái Nhài”.

Nghĩa suy nghĩ một hồi rồi nói: “Chị mới bình phục, chưa thể nói trước được điều gì. Cũng sắp Tết rồi, hay là để chị ở trên này với con, rồi Tết về một thể có được không mẹ?”

Cô Tươi: “Thế cũng được, để mẹ thu xếp công việc rồi lên Hà Nội thăm nó. Chứ ở nhà không mẹ sốt ruột lắm”.

Nghĩa: “Vâng, thế cũng được mẹ ạ. Thôi mẹ về nghỉ đi. Con cúp máy đây”.

Cô Tươi về nhà, trong lòng nửa vui nửa buồn. Cô vui vì con gái đã hồi phục, nhưng cũng buồn bởi trong giây phút này cô không thể ở bên con. Để con nói rõ ngọn ngành câu chuyện, và cũng để cô trực tiếp nói lời xin lỗi với nó. Ở trên đời này, chỉ có con cái làm khổ cha mẹ chứ mấy khi cha mẹ làm khổ con đâu. Ấy vậy mà cái sự ít ỏi đó lại rơi vào chính cô. Cô buồn là vì lẽ đó.

—–

Mười giờ đêm, anh Tiến vừa về nhà sau cả buổi tối ở tại nhà Nghĩa. Ở trên giường, hai “mẹ con” Chích Bông ôm nhau ngủ ngon lành. Chỉ còn lại Nghĩa và Thủy Tiên đang thức, hai đứa ra ngoài hiên ngồi hóng mát, nói vậy thôi chứ ngoài này lạnh lắm, trời mùa đông mà. Thủy Tiên ngồi nghiêng tựa đầu vào vai Nghĩa, hôm nay chị Nhài đã gần như là trở lại bình thường, cả Thủy Tiên và Nghĩa đều vui mừng lắm. Nhất là Thủy Tiên, cô rơm rớm nước mắt khi chị Nhài méo xẹo cái miệng phát ra ba tiếng: “Em Thủy Tiên”, nhưng cô cũng kịp giấu sự buồn man mát rất đàn bà khi chị lại thêm một lần nữa cố gắng phát âm hai ba chữ: “Em Tuyết đâu?”.

– Đấy, em đã bảo mà, Chích Bông là chìa khóa để chị Nhài bình phục. Vậy mà anh không tin lời em.

Gió đông len lỏi từ ngoài kia vào qua các khe hở, Nghĩa ôm chặt Thủy Tiên hơn một chút xíu, đã lâu lắm rồi Nghĩa mới có cảm giác bình yên và hạnh phúc như bây giờ. Ở trong kia, người chị gái mà cậu yêu mến nhất trên đời đang dần tìm lại được chính mình, còn ở ngoài này, người con gái mà cậu yêu và trân trọng đang ở trong vòng tay của mình. Thủy Tiên mừng có kém Nghĩa chút nào đâu khi biết chị đã hồi phục, cô cứ nỉ non, ngọt nhạt nói chuyện suốt từ lúc tối đến tận khi chị đi ngủ một phút không rời. Nghĩa nói:

– Không tin mà chiều nay anh đưa chị đến nhà anh Tiến à?

– Hi hi hi hi !!!!! Nhưng còn chuyện hỏi chị về quá khứ, em nghĩ là thời gian này chưa nên đâu anh ạ.

Nghĩa gật đầu:

– Ừ, anh cũng nghĩ như vậy. Chị vừa mới bình phục, cần thêm một thời gian nữa để bình phục hoàn toàn. Cứ để thêm ít bữa nữa đã, việc đã qua rồi, chờ thêm vài ngày nữa cũng không muộn.

Bỗng lúc đó, có tiếng xe máy đỗ ở cổng nhà Nghĩa. Nghe tiếng xe, cộng với khoảng thời gian này thì Nghĩa đoán người ở ngoài cổng lúc đêm muộn thế này không ai khác chính là Tuyết. Nghĩa buông tay Thủy Tiên ra:

– Hình như là Tuyết thì phải?

Thủy Tiên cũng đứng dậy cùng, cô theo sau Nghĩa ra mở cổng. Khi cổng vừa mở, cả ba ánh mắt nhìn nhau. Tuyết “tiểu thư” không nghĩ là giờ này Tuyết vẫn còn ở đây, cũng muộn rồi mà, trời còn lạnh nữa. Cô vừa đi dậy ở lớp học ven sông về, nhìn thấy Thủy Tiên, Tuyết giấu luôn nỗi buồn trong lòng không thể hiện ra ngoài, cái hành động đó cô đã làm không biết bao nhiêu lần rồi. Nở nụ cười gượng, Tuyết nói:

– Thủy Tiên hả em? Lâu rồi mới gặp lại em.

Cũng phải thôi, đây mới là lần thứ 2 Tuyết gặp lại Thủy Tiên sau cái hôm đầu tiên gặp nhau cũng tầm giờ này ở cổng nhà Nghĩa. Tuyết đến đây không biết là bao nhiêu lần rồi, nhưng mọi lần trước cô đều cố ý tránh gặp Thủy Tiên. Giờ này, theo cô nghĩ Thủy Tiên sẽ về rồi, chứ nếu biết Thủy Tiên còn ở đây cô sẽ không đến nhà Nghĩa. Hoặc có đến cũng chỉ đứng ở ngoài cổng nhìn vào rồi lặng lẽ ra về mà thôi.

Thủy Tiên đon đả:

– Chị Tuyết. Sao chị đến muộn thế?

Tuyết chưa kịp trả lời thì Nghĩa đã xen vào vì hôm nay là thứ 4, là lịch dạy của Tuyết ở lớp học, giờ này cũng là tầm mà cậu về nhà mỗi lần hết giờ dạy:

– Cậu vừa dạy học về à?

Tuyết trả lời hai người một lượt:

– Chị vừa dạy học về. À, em mới tặng bọn trẻ quần áo mùa đông phải không? Hôm nay chị thấy đứa nào cũng mặc quần áo mới. Chúng nó mừng lắm.

Mới hôm qua thôi, hai mẹ con Thủy Tiên và nhiều người chủ sạp khác ở chợ Đồng Xuân đến tận xóm làng chài tặng cho các em nhỏ những bộ quần áo mùa đông, đủ các kích cỡ, chủng loại và mầu sắc. Cứ thỉnh thoảng, những chủ sạp lại lọc loại những quần áo đã lỗi mốt, đã tồn kho để chuyển đi tặng các em.

– Hi hi hi hi! Bọn trẻ mừng là em cũng mừng rồi chị ạ. Chị vào trong nhà đi, ngoài này lạnh lắm.

Xe máy vẫn dựng ở cửa, Tuyết cố tình không dắt vào trong sân, theo chân hai người vào trong, thực sự mà nói. Tuyết đến muộn lúc này có hai việc, việc thứ nhất là hỏi xem chị Nhài thế nào, chiều hôm nay cô có đến đây nhưng cửa đóng then cài, cô nghĩ rằng Nghĩa đã đưa chị Nhài đi khám bệnh, và cô đến để hỏi xem việc khám bệnh kết quả thế nào. Việc thứ hai, là việc cá nhân của cô.

Đứng ở sân, Tuyết hỏi:

– Chị Nhài thế nào rồi.

Nghĩa đang định trả lời thì Thủy Tiên chen vào, cô nói thay người yêu. Tất nhiên cô không phải là người trực tiếp chứng kiến sự việc, cô chỉ biết qua lời kể lại của Nghĩa thôi. Nhưng cô hăng say kể lại cho chị Tuyết nghe cứ như là mình trực tiếp giải qua giờ phút bình phục của chị Nhài vậy. Tuyết nghe xong mừng mừng tủi tủi:

– Thần kỳ quá! Giống như là trong những câu truyện mà chị từng đọc.

Thủy Tiên thêm vào:

– À chị này, hồi tối nay, chị Nhài có nhắc đến tên chị đấy. Chị ấy hỏi chị đâu?

Tuyết trợn mắt không tin:

– Thật sao? Chị ấy biết tên chị?

– Vâng, em đoán là thời gian vừa qua, lúc ban ngày chị chăm sóc chị ấy nên chị ấy nhận ra. Chị ấy cũng nhận ra cả em nữa đấy.

Thủy Tiên nói không giấu vẻ tự hào.

Nghĩa ngồi nghe hai người nói chuyện mà cảm giác như là người thừa vậy. Người ta nói hai người đàn bà tạo thành một cái chợ quả không sai một chút nào.

Khi câu chuyện chị Nhài đã hết, biết chị đang ngủ nên không thể vào thăm mà nói với chị dăm câu ba điều. Tuyết ấp úng muốn nói chuyện cá nhân mình, thực sự không thể ngờ được là giờ này mà Thủy Tiên vẫn còn ở đây. Trời mùa đông lạnh giá, hơn mười giờ đêm đã là quá muộn rồi. Nhưng biết nói thế nào đây, Tuyết cứ định nói lại thôi, rồi lại định nói, rồi lại thôi. Thành ra khuôn mặt của cô biến đổi đến khôn lường. Nghĩa cũng nhận ra và Thủy Tiên cũng vậy.

– Cậu sao vậy? Có gì muốn nói à?

Thủy Tiên cũng định hỏi nhưng im lặng vì không biết nói như thế nào.

Tuyết “tiểu thư” ấp úng, nửa muốn nói nửa không:

– Tớ …. Tớ …… tớ …. À ….. không ….. Thôi tớ ……… về đây. Chị …. Về …. Đây.

Nói xong, Tuyết quay lưng thật nhanh rồi đi ra cổng, cô không muốn Nghĩa và Thủy Tiên biết được cảm giác trong lòng mình lúc này.

Chính Tuyết chứ không phải Nghĩa là người đóng cái cổng sắt. Vài giây sau đã nghe thấy tiếng xe máy nổ phóng đi.

Nghĩa lắc đầu không hiểu chuyện gì xảy ra với Tuyết, hôm nay, người bạn ấy có cách ứng xử hết sức kỳ lạ.

Nhưng Thủy Tiên hiểu, cô ngồi lại vị trí vừa rồi bên cạnh Nghĩa, Thủy Tiên buông một tiếng thở dài:

– “Chị Tuyết khóc!”, đôi vai run run của Tuyết lúc nhìn thấy từ đằng sau lưng đủ để Thủy Tiên kết luận như vậy.

Nghĩa không tin:

– Sao lại khóc.

Thủy Tiên dứt khoát nói ra băn khoăn của mình hàng bao nhiêu tháng trời nay:

– Chị Tuyết thích anh đấy!

Nghĩa tròn mắt nhìn Thủy Tiên, vừa rồi cậu nghe rõ Thủy Tiên nói gì, nhưng cậu đâu có tin, trong lòng cậu luôn luôn trân trọng Tuyết, nhưng đó là sự trân trọng giữa hai người bạn với nhau mà thôi:

– Làm gì có chuyện ấy, anh và Tuyết là bạn bè bình thường thôi. Em biết mà.

Thủy Tiên nhìn lên bầu trời đêm mùa đông tối om, không có một ngôi sao nào cả:

– Là phụ nữ em hiểu mà. Chúng em không giống như đàn ông con trai các anh. Anh có thể hy sinh thân mình bạn bè, vì xã hội. Nhưng đàn bà chúng em ích kỷ và nhỏ nhen hơn rất nhiều. Anh nghĩ chị Tuyết đi dạy lớp học ven sông là vì cái gì? Ngày nào chị ấy cũng qua đây chăm sóc cho chị Nhài là vì cái gì? Vì tình bạn ư? Không anh ạ. Đàn bà chúng em không đơn giản như vậy đâu. Vì chị ấy ….. thích anh. Thậm chí ……… chị ấy ……….. yêu anh.

Thủy Tiên bậm môi thốt ra điều mà cô không mong muốn. Nhưng tính Thủy Tiên là vậy, cô khẳng khái nói ra điều mà mình suy nghĩ.

Quả thực Nghĩa nghĩ đơn giản về mối quan hệ của mình và Tuyết lắm. Đơn giản giống như hai người bạn cùng phái, giúp đỡ nhau trong mọi mặt của cuộc sống thôi:

– Không, chắc em nghĩ quá lên thôi. Chứ làm gì có chuyện ấy. Anh chưa từng nghĩ gì khác về Tuyết cả. Mà ……… em ……… không ghen sao?

Thủy Tiên tựa đầu vào vai Nghĩa, cô có ghen, chắc chắn là vậy, nhưng cô cũng đủ thông minh và hiểu biết để điều tiết hành động của mình:

– Có người đàn bà nào không ghen cơ chứ. Nhưng em tin anh. Em tin anh không phản bội em. Bản thân em cũng rất quý chị Tuyết mặc dù em mới chỉ tiếp xúc với chị ấy có 2 lần. Em biết chị ấy vẫn thường tránh mặt em để em không hiểu lầm. Đó là điều mà em trân trọng chị ấy.

Nghĩa thở dài, ngẫm nghĩ lại điều Thủy Tiên vừa nói, cậu thấy rằng nếu Tuyết có không yêu mình thì cũng có tình cảm nhất định với mình chứ không đơn thuần là bạn thông thường:

– Vậy anh phải làm gì?

– Anh không cần phải làm gì cả. Cứ như vậy đi. Em tin rằng chị ấy đã hiểu và sẽ tiếp tục hiểu rằng: Anh là của em. Hi hi hi hi.

Đúng như vậy, trong nhiều chuyện, nhất là chuyện tình cảm, thà rằng không nói gì còn hơn. Bởi nói ra có khi chỉ làm cho đối phương đau lòng thêm mà thôi.

—-

Tuyết “tiểu thư” thất thểu dắt xe máy vào trong sân, muộn rồi nhưng dì Hằng vẫn đợi cửa đi ra đi vào. Vừa nhìn thấy đứa cháu gái về nhà có một mình, dì thở dài than thở thay:

– Sao lại về có một mình? Thế thằng Nghĩa đâu? Sao nói với dì là sẽ mời thằng Nghĩa về.

Tuyết “tiểu thư” chẳng để ý đến lời dì nói, cô im như thóc lủi thủi bước qua mặt dì.

Thấy khuôn mặt cháu gái buồn rười rượi, dì Hằng cũng buồn theo nhưng cố tình làm ra cái khuôn mặt vui vẻ để cháu bớt buồn:

– Thôi kệ nó đi. Đời còn dài, giai còn nhiều. Nhanh lên dì đợi mãi.

Qua tâm sự của Tuyết, dì Hằng biết rằng cháu đã đặt tình cảm của mình sai chỗ, sai ở chỗ là người đó không yêu Tuyết mà lại yêu một người khác.

Tuyết buồn rầu ngồi vào ghế salong, dì Hằng líu ríu thắp 19 cái nến trên chiếc bánh ga tô nhỏ, trên đó ghi dòng chữ: “Chúc mừng sinh nhật Tuyết tiểu thư 19 tuổi”.

Mười chín cây nến vừa thắp xong, đặt cái bật lửa xuống bàn, dì Hằng hối cháu:

– Ước và thổi nến đi.

Tuyết chắp hai tay lên ngực, cô nhắm mắt lại lẩm bẩm trong đầu chứ không thành tiếng làm cho dì Hằng cứ nhìn mãi nhưng không luận ra được là cô cháu gái ước gì: “Em cầu mong anh được hạnh phúc, với em như thế là đủ rồi. Từ ngày biết anh là em biết mình sẽ sẽ chẳng được ở bên anh. Nhưng em nguyện làm tất cả chỉ để anh được hạnh phúc mà thôi. Vì …… em …….. rất ……. yêu …… anh!”

Ước xong, Tuyết ôm ngực cúi xuống vì sợ bầu vú của mình chạm vào bánh gato, bầu vú quá to mà. Cô thổi một hơi nhưng chỉ có 18 cây nến tắt, còn một cây chỉ leo lắt thôi chứ không tắt hẳn làm dì Hằng phải trợ giúp. Người ta quan niệm rằng, nếu thổi không tắt hết nến trong ngày sinh nhật, thì điều ước sẽ không thành hiện thực đâu đấy.

— Hết chương 32 —​

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Keylz37

Nếu có nút like mình sẽ like cho Cu Zũng 1069 phát. Tác giả có thể ghim stk lên ko? Để ae donate ít lòng thành?