Chuyện Tình Mùa Lũ – Siêu Phẩm ( Update Chap 45C Hết )

Thông Tin Truyện

Tên Truyện: Chuyện Tình Mùa Lũ – Siêu Phẩm ( Update Chap 45C Hết )

Tác Giả : Đang cập nhật

Thể Loại:

Lượt Xem: 1549 Lượt Xem

Chương 7: Hoa Cẩm Tú cầu.

Buổi sáng ngày thứ 2 ở chợ người không vất vả tìm việc như buổi đầu tiên ngày hôm qua, Nghĩa và khoảng gần 2 chục đàn ông được một ông chủ vơ một phát hết luôn, công việc này nghe anh Ba nói là công không được cao lắm nhưng cũng không đến nỗi quá vất vả. Đó là vận hàng từ dưới tầu thủy lên xe oto, ở cảng Phà Đen cách gầm cầu Chương Dương khoảng 3 – 4 cây số gì đó. Nghĩa được anh Ba chở bằng xe đạp của anh, có vẻ như không phải lần đầu anh làm chuyện này, trên đường đi, Nghĩa có hỏi anh:

– Bốc hàng gì hả anh?

Anh Ba cong mông vượt lên con dốc để lên đê, qua đê mới vào dẻo đất bãi, nơi có cảng đường sông, hết đoạn dốc anh mới thở mạnh một cái rồi trả lời thằng em:

– Cũng chẳng biết nữa, ở đấy nhiều hàng lắm nhưng đa phần là nông sản ở vùng ngược, tí ra rồi biết.

Ngồi sau xe anh, Nghĩa cũng có dự định trong đầu là mua một cái xe đạp, chứ cứ đi bộ hoặc nhờ anh Ba mãi thì cũng không thuận tiện lắm. Lúc Nghĩa quyết tâm lên đây làm việc, mẹ cũng bảo hay là mang cái xe đạp thồ ở nhà theo nhưng Nghĩa không muốn vì đó là phương tiện duy nhất ở nhà của mẹ, để mẹ còn đèo hàng nhà trồng được mang ra chợ huyện bán, với lại cũng có cái phương tiện để chạy đi chạy lại lo thuốc thang cho bố, cậu nói với mẹ: “thôi mẹ cứ ở để ở nhà còn có cái mà dùng, con lên đấy không biết làm việc gì, có cần đến xe hay không nữa”. Nhưng xem ra sắm một cái xe đạp là chuyện không thể tránh khỏi được rồi. Cậu dự định làm thêm vài hôm nữa rồi trích tiền công ra mua:

– Anh bốc hàng ở đây nhiều rồi hay sao ấy, em thấy không cần ngã giá công?

Chiếc xe đạp thồ của anh Ba cứ bon bon theo đoàn người lao động tiến về phía mép sông, Nghĩa ngồi đằng sau phải khuồm khuồm cái chân mình ra vì bên sườn xe của anh Ba vẫn chằng một bao tải đựng cuốc, xẻng, búa chim .v.v. là những đồ nghề lao động của anh vẫn luôn mang theo bên mình mỗi lần làm việc:

– Uh, giá bốc hàng đã có lệ từ trước rồi, không cần phải mặc cả. Chia đầu người mỗi ngày cũng được khoảng trăm, hơn trăm tùy từng loại hàng nặng nhẹ khác nhau. Cứ yên tâm.

– Vâng ạ, em hỏi để biết thôi.

Rồi đoàn xe đạp cũng rẽ vào bến cảng, nói là bến cảng cho nó oai thôi chứ thực ra chỉ là một dẻo đất thấp hơn đường một tẹo có đổ xi măng, sát mép sông có kè đá để các tầu hàng ghé sát mạn thuyền vào lên hàng.

Hơn chục cái xe đạp được xếp ở một góc phía xa xa, rồi cả đoàn nhanh nhanh chóng chóng tập kết ở phía mép bờ, Nghĩa nhìn thấy một chiếc thuyền hàng rất lớn hướng mũi tầu về phía hạ du, áp sát vào bờ kè, giữa thuyền và bờ có 4 thanh gỗ khá dài nối với nhau, chắc những thanh gỗ này là đường cho người bốc hàng di chuyển lên xuống rồi. Trong lòng thuyền là rất nhiều bao tải được xếp ngay ngắn, nhìn bên ngoài thấy lổn nhổn nên Nghĩa đoán bên trong đựng ngô hạt. Có mấy chiếc xe tải đã quay đuôi ghé sát xuống phía mép sông chờ nhận hàng. Một người đàn ông sơ vin đóng thùng chắc là quản lý ở cảng nói trước đám đông người bốc hàng:

– Hôm nay là hàng ngô hạt, anh em bốc sớm nghỉ sớm, công vẫn như cũ. Cố gắng xong trước buổi trưa, tiền lấy luôn.

Nói rồi anh quản bến nhìn một lượt những người đang xếp hàng ở đây, rồi anh chỉ chỉ vào 4 người có lẽ là khỏe mạnh nhất, trong đó không có Nghĩa:

– Anh này, anh này, anh này, anh này lên hàng dưới boong.

Rồi tiếp tục thêm chỉ thêm 4 người nữa:

– Anh này, anh này, anh này, anh này đón hàng. Những người còn lại chia thành 2 nhóm vận chuyển. Xong. Mọi người bắt đầu làm đi. Nước uống tôi để ở kia.

Nghĩa nhìn về phía chỉ tay của anh quản cảng, ở đó có 2 xô nước đá, trên mỗi xô úp 1 cái cốc.

Anh quản cảng vừa nói xong thì ngay lập tức mọi người chia nhau vào việc theo phân công, 4 người lên hàng dưới boong thì đi hẳn xuống dưới tầu, chia thành nhóm 2 người, ở hai đầu của boong. 4 người xuống hàng cũng chia thành nhóm 2 người đi theo một chiếc ván có nối từ dưới đất lên thùng xe tải.

Nghĩa bám theo sau anh Ba, vì lần đầu tiên làm việc này nên cậu chú ý quan sát những người đi trước làm thế nào thì mình làm theo thế ấy.

Rồi cũng đến lượt Nghĩa vác bao tải ngô đầu tiên, cậu hơi khụy chân xuống để làm vai mình thấp hơn một chút, gần như khi vừa xuống tấn xong thì hai người lên hàng cũng vừa quẳng bao tải ngô lên vai Nghĩa, cậu khoằm lưng xuống để bao tải nằm gọn trên vai bên phải, một tay vòng lên trên để giữ cho chắc rồi dẵm lên các bao tải ngô rồi đi về phía cầu gỗ.

Anh Ba đi trước có ngó lại phía sau truyền kinh nghiệm cho Nghĩa:

– Qua cầu phải đi theo nhịp thì sẽ đỡ nặng hơn.

Và quả thật, chiếc cầu gỗ có nhịp lên xuống theo nhịp bước chân của những người bốc hàng, nếu đi theo nhịp này quả thật nhẹ dễ dàng di chuyển hơn rất nhiều vì lực lên xuống của vai được cộng hưởng với nhịp lên xuống của chiếc cầu gỗ. Qua cầu gỗ thì đến đoạn sân cảng lát bê tông khoảng 5 mét rồi lại lên cầu gỗ bắc vào thùng hàng của xe tải.

Lên đến thùng hàng thì Nghĩa ghé lưng vào, và rồi ngay lập tức hai người đỡ hàng túm lấy hai đầu bao tải ngô rồi theo đà lia bao tải ngô xuống vị trí xếp thành hàng, rất nhanh và chuyên nghiệp.

Bao tải đầu tiên được lên và xuống như vậy, cũng không nặng lắm vì hạt ngô đã được phơi khô, chắc chỉ nặng độ 3 chục cân là cùng.

Nhìn từ trên cao, quang cảnh ở bãi lúc này giống như một đoàn kiến thợ chăm chỉ, cần mẫn chuyển hết bao tải này đến bao tải nọ, không ai nói với ai một lời, chỉ cặm cụi nhìn xuống đôi bàn chân mình để đi cho chính xác.

Vác được khoảng đâu đó mỗi người 100 bao thì cả đoàn nghỉ lần đầu tiên, túm tụm lại chỗ 2 xô nước đá thi nhau uống, tiếng nước trôi qua cổ họng cứ “ừng ực, ừng ực”, trời đang vào thu, không có cái nắng gay gắt của mùa hè nhưng cũng làm cho tất cả áo của những người lao động ướt sũng. Có vài người đặt tay lên vai mình bóp bóp cho đỡ mỏi, lúc này Nghĩa mới để ý, trên vai họ có một cái khăn bằng vải khá dầy, đây cũng là một trong những đồ nghề lao động của họ. Vì Nghĩa lần đầu tiên đi làm nên vai cậu không có gì, chỉ có lớp vải của chiếc áo lao động lót mà thôi.

Đứng gần anh Ba một chút hỏi chuyện cho có:

– Ngô này họ chuyển về Hà Nội làm gì anh Ba nhỉ?

Anh Ba quệt miệng một cái vì vừa uống nước xong, anh lấy cái khăn lót trên vai mình làm quạt, không có gió nhiều nhưng cũng man mát:

– Hình như ngô này được chuyển về nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đấy là lần trước hỏi cánh lái xe thì biết vậy chứ anh cũng không biết chắc nữa.

Nghĩa nghe đến đây thì lại nhớ đến cánh đồng ngô xóm mình, ngô xóm bãi được trồng chủ yếu làm thức ăn cho người, ngô non thì được luộc ăn ngay, còn ngô già thì được phơi khô tích trữ ăn dần, những hạt ngô bị hỏng mới làm thức ăn cho lợn, cho gà. Đối chiếu lại với tầu ngô này, một suy nghĩ không ngừng của Nghĩa về cách trồng ngô, phải trồng diện tích lớn lắm, sản lượng sản xuất ra con người không ăn hết mới phải chuyển thành thức ăn chăn nuôi.

Nếu như cả dẻo đất bãi mầu mỡ phù sa dài hàng mấy chục cây số đều chỉ trồng 1 loại ngô cao sản cho năng suất cao thì cũng có thể sẽ phải xuất bán làm thức ăn như thế này, không biết giá trị sản xuất có cao không, có hơn làm thức ăn cho người không? Câu hỏi đó Nghĩa chưa đủ kiến thức để hiểu nên nó cứ quẩn quanh suốt.

Nghỉ chừng 5 phút thì mọi người lại chia nhau chuyển ngô tiếp, đợt vác thứ 2 này, Nghĩa thấy đoàn người đã đi chậm hơn so với lúc đầu, dáng người vác cũng đã cong lưng hơn, có lẽ đã thấm mệt rồi, không còn sức như mới làm nữa. Chính bản thân Nghĩa cũng đã bắt đầu thấy mỏi, vai cậu đã có cảm giác ran rát mỗi lần bao tải ngô chà sát vào vai. Nhưng cũng may Nghĩa có sức khỏe nên cũng theo được đoàn, không bị khuyết lốt vác nào.

Thời gian cứ thế nặng nề trôi đi, cũng sắp đến trưa, những bao tải ngô cuối cùng cũng được nhóm người vận chuyển hết lên xe chở hàng.

Hơn 2 chục con người ngồi thụp xuống đất thờ phì phì, họ vừa hoàn thành xong buổi lao động, nước thi nhau uống, mồ hôi thi nhau rơi.

Người đàn ông sơ vin lúc ban sáng đội cái mũ cối bước ra nhóm người, trên tay anh ta cầm một tập tiền. Anh nói hờ hững:

– 4 người lên hàng mỗi người trăm tám, 4 người xuống hàng mỗi người một trăm tư, còn lại mỗi người một trăm. Từng người lên nhận một.

Vậy là từng người, từng người uể oải đứng dậy nhận tiền. Sở dĩ có sự khác nhau về công như vậy là do công việc của từng người nặng nhẹ khác nhau, Nghĩa nghe chia công như vậy cũng là hợp lý, việc nặng nhất là 4 người bốc hàng từ bong lên vai người vác, tiếp đó là 4 người xuống hàng. 8 người này ngoài việc bưng nặng ra còn phải làm liên tục, còn những người vác hàng như Nghĩa, như anh Ba thì chỉ nặng chiều đi, còn chiều ngược lại thì đi người không, không đến nỗi vất vả lắm.

Vậy là ngày công làm buổi sáng của Nghĩa được một trăm ngàn, đối với Nghĩa kể cũng là được rồi, ngày hôm qua buổi đầu làm từ sáng đến tận chập tối mới được có một trăm, không kể năm chục bo thêm. Nghĩa nhờ anh Ba chở về đến gầm cầu, đến nơi cậu hỏi:

– Anh có chờ thêm cuốc chiều không?

Anh Ba gật đầu:

– Có, chờ thêm buổi chiều xem có việc gì không? Chứ từ sáng giờ mới được có một trăm, chưa đủ ngày công? Hà hà hà, thế còn chú.

Buổi chiều nay Nghĩa còn có cái hẹn với cô Tú, nếu nhỡ ở lại làm thêm mà quá thời gian sợ không kịp, nghĩ vậy nên cậu nói:

– Chiều em còn có việc nữa, thôi anh ở lại làm, sáng mai em lại ra.

Nói xong Nghĩa lững thững đi bộ về nhà.

————-

Đến buổi chiều theo như lời hẹn với cô Cẩm Tú từ ngày hôm qua, Nghĩa đi bộ đến trước cổng nhà cô, nhìn thấy cảnh cổng sắt rộng lớn có in nổi hình hoa sen vẫn khóa cửa bên ngoài, đoán là chưa có ai ở nhà nên Nghĩa ngồi ở trên bục của một cây hoa sữa chờ người về, mùi hoa sữa thoang thoảng đập vào mũi, nhìn quanh cả dẫy phố thì Nghĩa mới thấy hầu như trước cửa nhà nào cũng có một cây. Mới chớm vào thu nên hoa sữa chưa nổ rộ, chỉ thỉnh thoáng mới có một nụ hoa trắng trắng điểm tô, chỉ cỡ độ 1 tháng nữa thôi là mùa hoa sữa nở rộ, lúc đó cái mùi thoang thoảng đến nao lòng người này sẽ trở nên nồng nàn.

Người về nhà đầu tiên không phải là cô Cẩm Tú mà là một người mà Nghĩa không muốn gặp nhất, đặc biệt là trong hoàn cảnh này, đó chính là Thủy Tiên, chiếc xe dream không lắp gương đỗ xịch trước cổng, kèm theo đó là ánh mắt nhìn sắc như dao cạo vào Nghĩa, từ hôm qua đến nay, cô vẫn nghĩ cái tát của mẹ tất cả đều bắt nguồn từ thằng nhà quê làm vườn mà cô không biết tên. Được dịp nhìn thấy Nghĩa, cơn đau từ má lại ùa về, Thủy Tiên hất hàm:

– Ngồi đây làm gì?

Nghĩa đứng dậy, thoáng trong mắt cậu lướt qua một lượt bề ngoài của Thủy Tiên, cô ta hôm nay mặc một chiếc quần bò dài tới tận gót chân, nhưng điểm đặc biệt của cái quần bò này là nó bị rách te tua, xẻ ngang, xẻ dọc, đặc biệt là ở phần đùi làm lập lờ hiện ra mảng da đùi trắng nõn trắng nà. Nghĩa trôm nghĩ nhanh trong đầu: “nhà có nghèo đâu mà sao ăn mặc rách rưới thế nhỉ?”. Còn ở phía trên, Thủy Tiên mặc một chiếc áo sơ mi rộng thùng thình, cúc thì không cài hết, chỉ cài độ 3 hàng cúc ở trên cùng, còn mấy cá 3 cái cúc ở phía dưới thì không cài mà buộc túm hai bên gấu áo lại với nhau, nhìn không ra làm sao cả. Phía trên cao nhất, ngoài khuôn mặt bũng bĩnh trắng múp xinh đẹp ra thì mái tóc ngôi lệch cạo gáy cạo mai được che đi bởi một chiếc mũ lưỡi trai có vành mũ được uốn cong lại. Nói chung tổng thể mà nói, đối với Nghĩa, Thủy Tiên ăn mặc thực sự là kỳ cục, không giống ai, nói có phần bã mồm theo ngôn ngữ địa phương thì là ăn mặc như một con dở hơi.

– Tôi ………….. tôi chờ gặp ………… cô Cẩm Tú …………….

Chưa kịp trình bày lý do đến gặp thì Thủy Tiên đã cắt lời:

– Gặp làm gì? Có phải ……………….

Nhưng Nghĩa cũng cắt lời lại cô ta, cậu không đoán biết được cô ta định nói gì nhưng có thể khẳng định chắc chắn không tốt đẹp gì cả:

– ““Cô gái” này, tôi không phải như cô nghĩ đâu”, Nghĩa không biết tên, cũng không biết tuổi nên đành dùng danh xưng là “cô gái” theo nghĩa đơn giản nhất của từ mà cậu dùng.

Thủy Tiên trợn tròn đôi mắt, con ngươi đen lánh như muốn lòi ra ngoài bởi vì cái tên nhà quê vừa rồi gọi mình là “cô gái”, cái từ mà chửa bao giờ cô được nghe thấy, cũng không biết rằng nó có thể dùng làm một danh xưng, nghĩ đến đó lại càng thấy hắn quê càng thêm quê. Nhưng Thủy Tiên mới chỉ kịp nghĩ đến chuyện hắn gọi mình là “cô gái” thôi thì Nghĩa đã nói thêm rồi:

– Tôi không biết mình đã làm gì để “cô gái” ghét tôi, nhưng nếu tôi đã trót làm gì thì “cô gái” nói cho tôi biết để còn sửa.

Đêm qua, Nghĩa cũng nghĩ về cô con gái của bà chủ, cậu nghĩ rằng mình nếu đã nhận lời làm việc lâu dài thì chẳng ít thì nhiều cũng sẽ ra vào chạm mặt với cô nàng này, chi bằng hỏi cho ra đầu ra đuôi luôn từ đầu, biết đâu hai người sẽ tìm được tiếng nói chung.

Nghe Nghĩa hỏi như vậy, Thủy Tiên ú ớ suy nghĩ tìm lý do mình ghét hắn nhưng tìm mãi không ra được lý do gì có thể nói ra miệng, chẳng lẽ lại xổ toẹt ra là cô nghi ngờ hắn có tình ý với mẹ mình, rằng vật chứng cô đã nhìn thấy rõ nơi háng của hắn lúc chiều hôm qua. Cái miệng nhỏ xinh xinh Thủy Tiên uốn uốn đưa môi dưới vào giữa hai hàm răng ra chiều suy nghĩ, nhưng mãi mới ấp úng được câu chửi nửa chừng:

– Cái đồ …………….. cái đồ …………………….

Nghĩa đỡ lời nàng:

– Nhà quê phải không? “Cô gái” nói đúng rồi đấy, tôi nhà quê thật, nhưng tôi không xin xỏ gì của “cô gái” đâu. “Cô gái” cứ yên tâm.

Cứ tự nhiên như như vậy, Nghĩa lặp đi lặp lại từ “cô gái” đến 3 lần làm Thủy Tiên há hốc mồm, hàm răng trắng tinh đều như hạt bắp lộ ra, chiếc lưỡi hồng hồng cũng vì thế mà thụt ra thụt vào, hai má Thủy Tiên đỏ lựng lên, mũi thở phì phì ra chiều như đang tức giận gì đó, Thủy Tiên giậm chân đành đạch:

– Cái đồ ……………………. đáng ghét!

Nói xong Thủy Tiên mở thật nhanh cánh cửa cổng rồi nhanh chóng nổ máy rèn rèn rồi phi thẳng vào trong sân, xe máy chưa kịp tắt thì cô đã ra đóng cái đến “rầm” một cái, trước khi cánh cửa đóng lại vẫn kịp đưa ánh mắt hình viên đạn nhìn vào khuôn mặt vuông vức nhưng đang nhăn nhở như khỉ của Nghĩa.

Nghĩa cũng nhìn lại ánh mắt ấy thật nhanh trước khi cánh cổng khép lại.

Hoa sữa vẫn thoang thoảng theo cơn gió chiều lao xao quẩn quanh khắp khu phố.

——-

Thủy Tiên vào nhà được tầm 15 phút thì người Nghĩa chờ cũng đã về, cô Cẩm Tú trên chiếc xe Spacy mầu trắng, tóc bồng bềnh uốn lượn tung bang trong gió. Chiếc váy dài có phần gấu xòe ra dài đến bụng chân mầu trắng có in điểm những đóa hoa nhỏ li ti làm Nghĩa ngẩn ngơ trong giây lát, trông cô như một cô người mẫu mà Nghĩa vẫn thấy trên các trang báo hoa học trò.

Cô nở một nụ cười tươi rói khi nhìn thấy Nghĩa đợi mình ở trước cổng, hình ảnh cái dương vật đặc biệt của Nghĩa loáng thoáng hiện lên trong đầu cô:

– Đến rồi hả Nghĩa, chờ cô lâu chưa?

Nghĩa bước lại gần cô nhưng khi còn cách khoảng 1 mét thì dừng lại không dám tiến sát hơn, nhưng ở khoảng cách này cũng đủ để cậu ngửi thấy mùi nước hoa trên người cô ập vào mũi:

– Cháu cũng vừa mới đến cô ạ.

Cẩm Tú nhìn nhanh thấy cửa ngoài không khóa, cũng đoán là con gái Thủy Tiên đã về nhà, thở dài một cái vì chuyện mâu thuẫn giữa 2 mẹ con, từ chiều hôm qua đến giờ hai mẹ con chưa nói với nhau câu nào. Đêm hôm qua, Cẩm Tú cứ trằn trọc mãi không ngủ được, nghĩ về cái tát mình dành cho con, nửa ân hận nửa không? Vừa thương vừa xót con nhưng cũng nghĩ rằng đó là một việc làm cần thiết của một người mẹ dành cho đứa con ngỗ ngược của mình.

– Vào nhà đi cháu, vào nhà rồi nói chuyện.

– “Vâng!”, lần này Nghĩa chủ động qua dắt xe cho Cẩm Tú, “cô để cháu dắt xe cho”

Cẩm Tú mỉm cười hài lòng vì thái độ lịch sự, ga lăng của Nghĩa.

Bên hiên nhà, Cẩm Tú bắt chéo chân để hai đùi gác lên nhau, cô và Nghĩa ngồi trên bậc thềm bằng đá. Nghĩa lấy trong túi áo ra một tờ giấy thếp học sinh:

– Cô xem, cháu đã phác họa ra khu vườn của cô như thế này.

Nói đoạn Nghĩa trải tờ giấy ra ngay trên mặt sàn, cô Cẩm Tú nghiêng người ngó ra, hai cô cháu gần như chụm đầu vào nhau cùng nhìn về phía tờ giấy, bất giác vô tình, qua khe hở của cổ áo, Nghĩa nhìn thấy bầu vú của cô, tất nhiên là cô có mặc áo lót nên Nghĩa không nhìn thấy núm vú, nhưng như thế cũng làm Nghĩa ngẩn ngơ, bởi phần lộ ra cũng đủ cho Nghĩa thấy hai bầu vú căng mọng trắng tinh. Giật mình Nghĩa không dám nhìn nữa, cậu không biết rằng khuôn mặt mình đã đỏ ửng lên như kiểu đi nắng, mặc dù bây giờ đã là cuối chiều, trời chạng vạng tối sớm:

– Diện tích khu vườn mình khoảng 300 m2, cháu dự định trích ra khoảng 50 m2 làm đường đi dạo trong vườn, đường đi dạo này lát gạch, đá, hoặc rải sỏi. 100 m2 cháu dự định trồng các loại hoa dạng khóm nhiều mầu sắc đan xen với nhau, chỗ này trồng hoa hồng, chỗ này trồng hoa Lay ơn, chỗ này trồng Hướng dương, chỗ này trồng hoa Thanh tú, chỗ này trồng hoa Mười giờ, chỗ này trồng hoa Thạch Thảo, chỗ rộng này trồng hoa hoa Thủy tiên.

Nghỉ một hơi lấy sức, Nghĩa lại tiếp tục chỉ vào bản vẽ:

– Đan xen những lùm hoa và ở các góc vườn này ta sẽ trồng một số loại cây ăn quả theo mùa như: bưởi Diễn, ổi găng, hồng xiêm Xuân Đỉnh, nhót.

Cẩm Tú nghĩ đến quả nhót bất giác nuốt nước bọt một cái khi nhớ hồi chửa Thủy Tiên, cô nghén đồ chua, đặc biệt thích những quả nhót đỏ hồng, trên đó là li ti những bụi phấn bám kín trên mặt quả mà khi ăn phải cọ cọ vào quần cho hết bụi phấn mới ăn được.

Còn Nghĩa thì lại thao thao bất tuyệt tiếp:

– Còn ở phía trung tâm của vườn này, cháu dự định trồng một loại hoa leo giàn là Lan tiêu, hoa này có mầu đỏ, cuống hoa mầu vàng nhìn rất đẹp, lại vừa cho bóng mát. Vì vậy ở dưới giàn hoa cháu sẽ đặt một chiếc xích đu, có đèn điện dưới mặt đất phát sáng lên, buổi tối có thể ra ngồi ở đây chơi hóng mát.

Trong đầu Nghĩa đang tưởng tưởng, chính cô Cẩm Tú mặc chiếc váy xòe này đung đưa trên chiếc xích đu mầu trắng, lúc đó trông cô chắc là đẹp lắm. Lại nghĩ ngợi quá óc một chút, rằng “cô gái” đầu mái lệch cũng sẽ ngồi chơi trên đó, những chắc là với tính cách của ta thì sẽ đưa cả hai chân lên xích đu mà nghịch chứ không thướt tha như mẹ được.

Chưa dừng lại ở đó, Nghĩa nói thêm:

– Cháu cũng sẽ lắp một hệ thống tưới nước tự động nhưng làm theo kiểu thủ công, khi muốn tưới nước cho hoa trong vườn chỉ cần vặn vòi trung tâm một cái là nước sẽ bung ra, như vậy rất tiết kiệm thời gian và công sức. Cô xem như vậy có được không hả.

Khỏi phải nói, chỉ Nghĩa miêu tả như vậy thôi là Cẩm Tú đã muốn ngay lập tức ngày mai có khu vườn này rồi. Vẫn chưa ngẩng mặt lên khỏi tờ giấy, không biết có phải cố tình muốn khoe cặp ngực không, Cẩm Tú chỉ gật gù nói thật nhanh:

– Được đấy, được đấy. Triển khai luôn đi cháu.

Rồi Cẩm Tú nhìn vào một khoảng đất khoanh tròn ở đằng sau chỗ xích đu, những chỗ khác đều có ghi chú trồng loại cây gì, duy chỉ có chỗ đấy là bỏ trống, cô chỉ tay vào chỗ đó rồi ngước mắt lên một chút nhìn Nghĩa rồi cụp ngay mắt xuống khi thấy Nghĩa hình như vừa rời mắt khỏi ngực áo mình:

– Thế chỗ này trồng gì? sao cô thấy cháu bỏ trống.

Nghĩa đứng dậy, cậu trở nên ấp úng, thực tâm là trong đầu cậu đã có ý định trồng loại hoa gì vào đây rồi, nhưng không dám ghi vào vì còn sợ cô chủ nhà không đồng ý:

– Cái này ………… cái cháu định ……………… nhưng nếu cô không đồng ý thì thôi.

Thấy thái độ thay đổi của Nghĩa, Cẩm Tú chợt đánh mắt lên nhìn, tự tính tò mò nổi dậy, Cẩm Tú cũng đứng dậy theo, Cẩm Tú thấy mình cao đến mang tai Nghĩa:

– Là cây gì?

– Là hoa ………………. Cẩm Tú cầu.

Nghe Nghĩa nhắc tên loài hoa này, trong đầu Cẩm Tú như vừa có một tiếng nổ. Đó là loại hoa mà cô thích nhất, thích từ hồi bé đến tận bây giờ vẫn chưa hết. Nhưng đã không trồng loại hoa này cả chục năm nay rồi. Cô bất ngờ khi nghe Nghĩa muốn trồng loại hoa này, rõ ràng trong đợt hội thoại buổi sáng hôm qua, Nghĩa cũng đã tinh tế nhận ra loại hoa mình thích, chợt thấy thẹn thùng như một cô gái mới lớn đứng trước chàng trai mình yêu, đôi má Cẩm Tú đỏ ửng lên, hai tay bám vào nhau bối rối, Cẩm Tú nói rất khẽ nhưng có vẻ khẩn trương muốn nghe câu trả lời:

– Tại sao lại là Cẩm Tú cầu?

Đến lượt Nghĩa ấp úng:

– Vì …………. Vì …………. hoa này rất đẹp. Cháu biết là …….. cô thích. Nhưng cháu không biết tại sao cô lại không trồng nó. Nhưng ………….. nhưng theo cháu thì ………… mình thích thì mình trồng thôi. Cái gì qua rồi ……….. thì để cho nó qua đi cô ạ.

Cẩm Tú không ngờ lời nói vừa rồi lại được phát ra từ một người thanh niên chỉ mới 18 tuổi, trong đó thể hiện sự tinh tế, sự quan sát và cả sự quan tâm nữa. Cẩm Tú thở dài, nhưng cái thở này như trút đi được nỗi ưu tư tự sự, cái thở dài để thấy mình nhẹ nhõm hơn. Nghĩa quay lưng lại nên không thấy một nụ cười mỉm vừa nở trên môi của Cẩm Tú, cậu chỉ nghe thấy giọng nói ngọt ngào như không phải nói với một thợ làm vườn như cậu:

– Nghĩa thích trồng gì thì Nghĩa trồng. Cô cho Nghĩa toàn quyền quyết định.

Nghĩa nghe xong thì quay lại nhìn cô với khuôn mặt rạng rỡ, vậy là toàn bộ ý tưởng về vườn hoa đề được cô chấp nhận. Hai đôi mắt chạm vào nhau trong giây lát rồi cụp xuống luôn.

– Vậy ngày mai bắt đầu luôn nhé. Phải làm gì đâu tiên nào?

Cái này cũng nằm trong kế hoạch của Nghĩa rồi, cậu nói luôn:

– Vâng ạ, trước tiên là phải mua vật liệu về để làm đường đi, giàn hoa leo và đường nước tưới cây. Sau đó thì mua cây về trồng là xong ạ.

Cô Tú lấy trong cái túi xách của mình treo ở trên xe máy ra một cái bút và một quyển sổ, chắc là quyển sổ cô vẫn hay ghi hàng hóa ở chợ, ghi xong cô đưa mảnh giấy cho Nghĩa:

– Sáng mai cháu ra địa chỉ này lấy tất cả những đồ dùng mà cháu cần, bảo người ta chở về đây cho mình. Tiền cô sẽ trả sau, đây là người quen của cô. Còn hoa và cây ăn quả thì khi nào cô sẽ đưa cháu lên Hoàng Hoa Thám, cháu tha hồ chọn, ở đấy loại cây gì cũng có. Còn đây là chìa khóa cổng, nếu mai cháu đến cô không có nhà thì cứ mở cổng ra làm thôi.

Nghĩa hấp háy đôi môi:

– Vâng ạ! Mai cháu sẽ làm luôn.

—————-

Buổi sáng ngày hôm sau.

Trước khi đi đến cửa hàng vật liệu theo tờ giấy mà cô Cẩm Tú ghi cho hôm qua, Nghĩa ghé qua chỗ chợ lao động để báo cho anh Ba một tiếng vì có hẹn là sáng nay mình ra làm, nếu không qua sợ anh lại nghĩ là mình nói không đúng. Trên đường đi, cậu cứ nghĩ mãi đến chuyện đêm hôm qua, chả là ở phòng của chị Mận, anh chị lại địt nhau và Nghĩa lại chứng kiến từ đầu đến cuối. Đêm hôm qua, anh Cung không nằm trên giống đêm hôm kia nữa mà chị Mận để anh nằm ngửa rồi ngồi lên con cu của anh dập xuống. Mới 3 lần chứng kiến anh chị tí mắm tí mẻ mà kiến thức về tình dục của Nghĩa đã phong phú hơn rất nhiều, nhưng đó cũng mới chỉ là kiến thức về mặt lý thuyết thôi, còn thực hành thì cậu vẫn là một tờ giấy có dòng đầu tiên là hôn môi.

Mà nghĩ cũng lạ, thấy chị Mận trong chuyện tình dục rất phóng khoáng, vừa địt còn vừa nói chuyện, chửi bới rồi la hét um lên. Ngay cả có mặt của mình lúc ăn cơm tối hôm qua cũng thế, chị cứ ăn mặc hở hang làm thỉnh thoảng mình còn nhìn thấy rõ mồn một bầu vú chị. Hôm qua chị còn hẹn là tối nay đi làm về sớm rồi cùng chị nấu cơm, chị sẽ qua chợ mua ít mực tươi về sào cho 2 anh em.

Ra đến chợ người, cũng may anh Ba chưa nhận được việc, vẫn đang hóng khách thuê người. Nhìn thấy Nghĩa đến, anh Ba nói trước:

– Nghĩa hả, sao nay ra muộn thế, ra chậm là không có việc ngon đâu.

Thấy anh quan tâm đến mình, Nghĩa tự nghĩ bản thân mình thật may mắn, mới lên Hà Nội làm mà đã tìm được 1 việc ngon, ổn định, lại còn gặp người “đồng nghiệp” tốt bụng:

– Vâng ạ, em qua đây để báo anh là hôm nay em không làm ở đây ạ.

Anh Ba ngạc nhiên:

– Thế hả, tìm được việc gì rồi à?

Nghĩa cũng chẳng giấu anh làm gì:

– Vâng, anh có nhớ buổi đầu tiên em ra đây đứng rồi gặp anh không?

– Có, sao, có chuyện gì?

– Cái cô hôm đấy thuê em làm vườn ấy, giờ cô ấy thuê em trồng cây ở cái vườn ấy, rồi cô ấy bảo là chăm sóc cây luôn, mỗi tháng cô ấy trả cố định 2 triệu anh ạ.

Anh Ba lục lại trí nhớ của mình, anh nhớ mang máng cái người khách đi xe Spacy, ăn mặc sang trọng và có khuôn mặt rất xinh đẹp, anh mừng rỡ thay cho thằng em:

– Tươm rồi nhé. Chắc nhà chủ giầu lắm hả. Có việc đấy ổn định là tốt rồi, nhưng chú em định không làm ở đây nữa à, chỉ làm mỗi ở đấy thì lương thấp đấy, không đủ sống ở Hà Nội đâu.

– Vâng anh ạ, chủ nhà chắc là giầu, cái nhà to lắm anh ạ. Nhưng em vẫn làm ở đây, mất mấy ngày đầu trồng cây là tốn nhiều thời gian thôi, còn sau chăm sóc thì mình rảnh lúc nào thì làm lúc đấy, mỗi ngày độ 1 tiếng là được. Thôi em đi đây, chắc khoảng 2 – 3 hôm là em trồng xong, em lại ra đây.

Thấy Nghĩa toan bước đi, anh Ba gọi giật lại:

– Từ từ đã Nghĩa ơi, chiều nay có việc của khách quen. Nhẹ nhàng mà công cao lắm, cần 2 người. Chú có tranh thủ đi cùng anh được không? Mối này đều việc lắm, anh gọi người khác thì lần sau chú mất phần.

Nghĩa ngẫm nghĩ một lúc rồi tính toán trong đầu, rồi cậu gật gù:

– Vâng, thế em làm vườn buổi sáng thôi, còn chiều thì anh cho em đi cùng được không? Mà việc gì thế anh?

– Xếp gạch. Làm khoảng buổi chiều thôi, công 1 trăm.

– Vâng ạ, đầu giờ chiều em qua rồi anh chở em đi nhé.

– Ừ, thôi chú đi đi.

Nghĩa rảo bước quay đi.

————

Hỏi thăm một hồi thì Nghĩa cũng đến được cửa hàng ghi trên tờ giấy, vì đã có cô Tú điện trước nên rất nhanh chóng Nghĩa đã đặt hàng đủ các loại vật liệu cần thiết. Từ xi măng, cát, gạch, ống sắt, ống nước, che nứa, cuốc xẻng, vòi nước .v.v. nói chung là đủ cả. Tất nhiên 1 cửa hàng không có đủ các loại vật liệu ấy, nhưng vì đã có sự nói trước nên những vật liệu nào mà cửa hàng không bán thì chủ cửa hàng gọi hộ những cửa hàng khác. Rồi Nghĩa theo xe chở đồ về nhà cô Tú luôn.

Cậu hì hục bắt tay luôn vào công việc. Dự định làm những việc vất vả này chắc phải mất 3 ngày mới xong. Nhưng vì đã hẹn với anh Ba buổi chiều đi bốc gạch rồi nên cậu chỉ làm liền đến 1 giờ chiều thì nghỉ tay, một nửa đường đi theo như bản vẽ đã hình thành, sáng mai lại tiếp tục công việc.

Đúng hẹn, Nghĩa ra chợ lao động đã thấy anh Ba ngồi đợi, hai anh em ngồi trên xe đạp của của anh Ba đi qua cầu Long Biên rồi đi thêm một đoạn nữa là đến một bãi tập kết vật liệu xây dựng. 1 chiếc xe tải ben chở đầy gạch đã đợi sẵn ở đấy.

Rất nhanh chóng anh Ba và Nghĩa vào việc luôn mà không cần trình bày nhiều, như anh Ba đã nói lúc sáng, việc này là của khách quen. Gạch bốc từ trên xe xuống phải xếp thành từng kiêu, mỗi kiêu gạch có 20 hàng gạch, mỗi hàng gạch có 10 viên, tổng cộng mỗi kiêu gạch có 200 viên. Anh Ba chỉ cho Nghĩa cách xếp kiêu gạch sao cho đúng, Nghĩa nhanh chóng nhận biết được.

Cứ thế, hai em hì hục làm liên tục đến khi trời khi trời chập choạng tối mới xong. Lĩnh đủ mỗi anh 1 trăm thì lên đường về. Nghĩa cũng không mệt lắm, chỉ mỏi tay tôi. Đúng là sức thanh niên có khác.

Chiếc xe đạp thồ cũ kỹ kẽo kẹt vượt dốc lên cầu Long Biên, cây cầu bằng sắt cũ kỹ có từ thời pháp Thuộc nối quận Hoàn Kiếm với huyện ngoại thành Gia Lâm. Hồi đó không như bây giờ, nối mạn phía Bắc với Hà Nội đoàn sông Hồng chảy qua chỉ có 3 cây cầu là cầu Long Biên, cầu Chương Dương và cầu Thăng Long. Đặc biệt và đẹp nhất chắc có lẽ cây cầu sắt Long Biên, cầu này trước năm 1985 là cầu duy nhất bắc qua sông Hồng, ở giữa là đường sắt còn hai bên là đường bộ cho cả xe đạp, xe máy và oto. Khi cầu Chương Dương xây song thì xe oto và xe máy đi sang bên đó, bên cầu này chỉ dành cho xe đạp và tầu hỏa. Điểm khác biệt của cầu Long Biên đấy chính là hướng lưu thông của phương tiện giao thông là ở bên trái, chắc có lẽ là do đặc điểm về cấu trúc giao thông ở hai bên đầu cầu, hoặc cũng có thể đó là đặc điểm lưu thông của người phương Tây, những người tạo ra cây cầu này.

Buổi chiều muộn mà đi từ bên Gia Lâm sang, dòng người đông nghìn nghịt không làm nghĩa chú ý bằng cảnh hoàng hôn ở phía xa, mặt trời đã lặn hết chỉ còn lại một khoảng đỏ ứng phía xa mà nhìn có cảm giác như mặt trợi lặn ở phía thượng nguồn của dòng sông. Lác đác trên mặt nước là những con thuyền lớn nhỏ lững lờ như tự mình trôi trên mặt nước, vô lo vô nghĩ.

Nước chảy đến đoạn qua gầm cầu Long Biên thì bị xẻ làm đôi phân thành hai nhánh, khoảng đất ở giữa người ta gọi là đất bãi, vào mùa cạn vẫn có thể trồng một số cây ngắn ngày gì đó, nhưng có lẽ không ai trồng nên thành ra cỏ mọc cao đến ngang người.

Khi xe đi chưa được đến giữa cầu, mới chỉ khoảng ở giữa dòng chính thì Nghĩa bỗng thấy anh Ba cho chân lên dậm vào một cao su là một nửa cái dép tông dùng làm phanh ở bánh trước, ngó nhìn thì thấy phía trước mọi cũng dừng xe, rồi giọng một người đàn bà kinh hoàng hét lên:

– Có người vừa nhảy cầu tự tử. Cứu người! Có người vừa nhảy cầu tự tử.

Rồi mọi người dựng đổ luôn xe ở giữa đường rồi cùng bám vào lan can cầu nhìn xuống phía dưới, chỉ chỉ chỏ chỏ, hình như vẫn còn kịp nhìn thấy vị trí người tự vẫn rơi xuống. Tiếng la ó, tiếng hò hét liên tục phát lên. Nghĩa cũng nhảy phắt xuống xe rồi men theo đoạn bên hông, sát lan can cầu mà chạy lên phía trước 1 đoạn, cậu ngó xuống nhìn. Đoạn nước sông rộng nhất, nếu đứng từ vị trí này mà nhìn xuống, cảm giác thật là cao, gió thổi lồng lộng. Cũng may nước mùa này cũng không cao lắm làm lộ ra các mố cầu.

Rồi tiếng hét của những người trên thành cầu nhìn xuống bên dưới chợt rộ lên to hơn nữa như phấn khích phát hiện ra một điều gì đó:

– Kia kìa, nhìn thấy rồi. Có ai đó cứu người đi.

Nhưng tuyệt nhiên không có ai nhảy xuống, trên cầu nhìn xuống thấy xa thăm thẳm, nước mênh mông nên họ sợ.

Cũng chẳng kịp suy nghĩ gì nhiều, nhìn thấy đốm đen giữa mặt nước sông mầu hồng hồng, Nghĩa phán đoán vị trí rồi cậu không nhảy xuống ngay mà chạy về phía bên kia thành cầu, trèo thật nhanh qua lan can của đường bên này rồi men theo thanh xà ngang nối với đường sắt ở giữa, băng qua đường sắt rồi lại trèo lên lan can của bờ bên kia. Bên bờ bên kia mọi người cũng dừng cả lại hướng mắt tò mò sang phía bên này. Nghĩa phải lách lách thân mình mới qua đường được, sau đó cậu vứt đôi dép tổ ong ở lại, trèo lên lan can của thành cầu.

Thả mình rơi xuống.

Người ở bên này cầu lại hét lên:

– “Có người nhảy xuống nữa rồi. Có người nhảy xuống nữa rồi”, trong lúc mọi sự rối tung lên, mọi người cũng không thể phân biệt người vừa nhảy xuống là để cứu người hay là một người nữa tự tử.

Từ trên thành cầu rơi tự do đến khi chạm mặt nước cũng phải đến gần chục giây. Trên đường rơi Nghĩa hít một hơi thở thật sâu sẵn sàng cho sự va chạm với mặt nước, chỉ nghe tiếng gió ù ù rít rít bên tai. Trong khoảng khắc ngắn ngủi ấy, cậu tự nói với bản thân phải thật bình tĩnh.

– “Ùm”, tiếng Nghĩa rơi xuống nước mà người ở trên cầu còn nghe tiếng, mọi người xúm lại tranh nhau chỗ nhìn xuống bên dưới.

Rơi xuống nước, Nghĩa chìm thêm xuống đáy khoảng 2 – 3 mét gì đấy, cậu lập tức quậy tay bơi vượt lên trên mặt nước, tầng nước xoáy phía đáy sông không mạnh lắm nên chỉ vài cái quẫy tay, đạp chân là Nghĩa đã ngoi lên mặt nước rồi. Cậu lấy lại hơi khi đầu đã ở trên mặt nước, một tay vuốt nước để nhìn cho rõ nhằm tìm người vừa rơi xuống. Theo Nghĩa tính toán thì nếu người vừa nhảy xuống có trôi theo dòng chỉ cũng chỉ quanh quanh đâu đây thôi.

Nghĩa quay người bơi sải nhẹ nhàng hướng về phía thượng lưu, lực bơi của cậu và dòng nước chảy vừa đủ để cậu chỉ đứng tại một chỗ mà tìm người bị nạn.

Nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng dáng người đó đâu, dù chỉ là một chỏm tóc nổi lên.

Nghĩa thất vọng.

………..

…………

………..

Nhưng rồi ……………. hình như có một chỏm đen giống như tóc vừa nổi lên mặt nước, lại chìm xuống, lại nổi lên. Chỉ cách chỗ Nghĩa bơi đứng có khoảng chục mét, ngang với tầm Nghĩa về phía bên bờ Gia Lâm. Nghĩa lấy hết sức mình bơi đuổi theo cái đốm đen đó. Cậu lấy hết sức mình, bơi ngang ngang theo dòng nước, bơi sải hết sức tay, cậu biết giờ phút này thì mỗi giây đều là tính mạng con người cả. Cũng may nước chảy không siết lắm và đã qua được đoạn nước xoáy quanh các mố cầu rồi.

Đốm đen chỉ còn cách 3 mét, Nghĩa còn thấy cánh tay của người ấy còn giơ lên đập đập loạn xạ, có lẽ người ta cố gắng tìm sự sống.

1 mét.

Nghĩa với mạnh một sải tay để nhanh nhất bám được vào vai của người bị nạn. Cậu túm được vào một bên áo rồi kéo giật về phía mình. Gần như ngay lập tức, khi người bị nạn có cảm giác có cái gì đó bám được thì quờ mạnh cả hai tay rồi ôm chặt lấy toàn bộ người Nghĩa. Ôm cứng khắc không rời.

Chân Nghĩa đạp thật mạnh để nổi lên khỏi mặt nước trong khi toàn bộ thân người không thể chuyển động được nữa, tay thì vẫn ở trên mặt nước đập đập liên tục nhưng hình như Nghĩa cũng bị chìm xuống nước theo vì lực kéo xuống.

Nghĩa cố quẫy đạp uốn éo thật mạnh để thoát ra khỏi vòng tay ấy nhưng không thể, vòng tay ấy như một gọng kìm không thể thoát ra được. Chỉ kịp ngửa đầu lên lấy hơi cuối cùng trước khi Nghĩa và người tự tử, cả hai cùng chìm nghỉm khỏi mặt nước.

Trên cầu, những người xem đứng kín đặc cả hai bên thành cầu, họ như đang xem một bộ phim hành động đến hồi gay cấn nhất. Lúc Nghĩa chạm được vào người tự tử, tất cả mọi người như vỡ òa trong sung sướng, họ còn vỗ tay giống như là mọi việc đến đây đã xong. Rồi tim họ như ngừng đập khi thấy Nghĩa và người tự tử quặp chặt lấy nhau rồi cả hai cùng chìm nghỉm xuống mặt nước.

Trở lại với Nghĩa.

Đạp chân, đạp tay thế nào thế nào cũng không nổi lên, từ từ Nghĩa và người tự tử chìm dần xuống, Nghĩa bất lực, thực sự bất lực. Vừa chìm 2 người vừa trôi về phía xuôi theo dòng nước.

Trong đầu Nghĩa bỗng hiện lên hình ảnh xóm Bãi, hình ảnh người mẹ tảo tần nắng mưa, hình ảnh người bố lất khất chân nọ đá chân siêu, hình ảnh chị Nhài đội nón bẻ ngô nở nụ cười làm hai cái má lúm đồng tiền hiện ra, hình ảnh trong vắt hiền lành của Trang, hình ảnh những đêm trăng tròn đi đăng cá trên sông, hình ảnh xóm Bãi ngập chìm trong biển nước.

Mọi thứ dừng ở đây sao? Còn ước mơ? Còn hoài bão? Còn tương lai? Tất cả dừng ở đây sao?

KHÔNG!

Nghĩa đưa tay mình từ trên cao, luồn qua nách mình rồi chọc thẳng xuống một cách dứt khoát, việc này cậu làm nhằm mục đích để người tự tử kia không còn ôm cậu được nữa. Quả đúng là có hiệu quả, người tự tử rời hẳn thân người Nghĩa ra, làm đôi tay lại quờ quờ quạch quạch trong nước. Nghĩa dùng một tay ôm lại được người đó từ phía sau lưng vòng hẳn lên trên ốp vào phía đằng trước.

Cậu có thể uốn được người, bơi lên, bơi lên, bơi lên.

– “Kia rồi ! Kia rồi”, mọi người trong đó có anh Ba hét lên sung sướng khi nhìn thấy Nghĩa và người tự tử nổi lên trên mặt nước, nhưng giờ đã ở khá xa về phía xuôi rồi.

Nổi được lên, Nghĩa chấp nhận mình chìm xuống nước, chỉ hở mỗi mặt thôi, cậu đẩy lưng người tự tử lên cao nhất có thể để làm sao cho đầu nổi hẳn lên mặt nước, để họ được hít hơi thở đầu tiên.

– “Ọc ọc ọc”, tiếng hít thở xen lẫn với tiếng sặc nước.

Người tự tử thở được một cái nhưng tay vẫn quơ loạn cả lên.

Một số ít người, trong đó có anh Ba men theo lan can cầu chạy bộ về phía nội thành tìm lối cầu thang nối cầu xuống vùng đất bãi ở giữa sông.

Khoảng cách từ giữa sông đến bờ cũng không phải là ngắn, chắc phải đến trăm mét chứ không ít. Nghĩa cứ bơi bằng một tay, chỉ có khuôn mặt là nổi trên mặt nước để thở, còn toàn bộ thân người đã chìm trong nước. Cậu cứ cố gắng thôi, mặc dù rất mỏi, rất mệt nhưng tình thế này cậu không được phép buông xuôi, không được phép ngừng nghỉ. Lựa theo chiều nước rồi từng chút từng chút một áp vào bờ bãi. Nếu không phải Nghĩa sinh ra và lớn lên ở vùng đất bãi sông Hồng, không phải lớn lên bằng những buổi chiều ngụp lặn ven sông, nếu không phải những đêm nghịch ngợm đi đăng cá còn nhảy xuống dòng sông Hồng bơi cho thỏa mới ngoi lên, có lẽ Nghĩa đã không đủ can đảm để nhảy từ trên cầu xuống cứu người.

Nếu không phải vì vừa rồi, Nghĩa cùng với anh Ba xuống một xe ben 3 chân gạch đỏ, có lẽ giờ này Nghĩa không mệt, không mỏi đến như vậy, bả vai bơi sải như bã cả ra, bắp đùi cũng có hiện tượng đau, lúc này mà chuột rút thì coi như toi.

Cũng may, trời không triệt đường sống của Nghĩa và cô gái kia. Lúc này khi bình tĩnh rồi, Nghĩa mới biết người mình cứu là một cô gái, bàn tay cậu chẳng đang bám vào vú cô ta đấy thôi, chỉ không biết là trẻ hay già vì Nghĩa chưa nhìn thấy mặt. Lạ đời, dòng thứ 2 trong trang giấy tình dục của Nghĩa lại là bóp vú ngoài áo giữa dòng sông.

Rồi thì cũng vào đến bờ, Nghĩa gần như kiệt sức. Cậu không còn sức để mà làm bất cứ thứ gì, chỉ tựa đầu lên bờ mà hồng hộc thở, chân vẫn ở dưới nước. Cô gái cũng được rất nhiều người, trong đó có anh Ba đứng ở bờ kéo lên. Cậu còn không biết được là cô ta còn sống hay đã chết nữa cơ.

Rồi Nghĩa cũng được kéo lên nằm song song thẳng đuỗi với cô gái tự tử, cậu cố ngó sang phía bên cô gái xem tình hình cô ta thế nào, mọi người xúm đông lại cô ta để ép tim hay làm cái gì đó đại loại như là sơ cứu. Giữa một khe hở nhỏ, Nghĩa choáng váng thêm một lần nữa khi nhận ra người mình vừa cứu, không phải ai xa lạ, chính là “cô gái” có mái tóc lệch cạo gáy, con của cô Cẩm Tú. Chưa hiểu sự tình gì xảy ra vì đã quá mệt, Nghĩa như muốn thiếp đi.

– “Ọc ọc ọc”, tiếng Thủy Tiên ọc ra ngụm nước ở trong người, lấy lại hơi thở.

Nghĩa mơ màng mở mắt ra khi thấy anh Ba vỗ vỗ vào má:

– Nghĩa, có bị làm sao không?

Khe khẽ lắc đầu, nói như kiểu bị đứt hơi:

– Em ……… không sao …………. Chỉ mệt thôi.

Giọng anh Ba hối hả:

– Thế thì tốt rồi, ở lại đây nghỉ nhé. Anh đưa cô gái này đi bệnh viện, không biết có cứu kịp không?

Nghĩa không trả lời mà chỉ gật đầu. Cậu nghiêng đầu nhìn “cô gái” được anh Ba bế thốc lên vai chạy đi, trước khi đi còn nói thật to át tiếng người xung quanh:

– Nghỉ đi rồi tí lên cầu đi xe đạp về, mai mang ra chợ cho anh.

Nghĩa lại gật đầu thêm lần nữa, ngực cậu phập phùng vì thở dốc.

———–

Tại bệnh viện.

Anh Ba ngồi ở ngoài phòng cấp cứu, không hiểu sao anh cũng phập phùng lo lắng giống như kiểu cô gái mà anh vừa đưa vào đây cấp cứu là người nhà của anh vậy, nếu không phải vì các bác sĩ yêu cầu anh ở lại để chờ người nhà bệnh nhân đến gặp mặt thì có lẽ anh đã chạy về chỗ đất bãi xem Nghĩa thế nào rồi. Chờ được một lúc thì thấy có một người phụ nữ nhìn rất quen mặt bước ra, khuôn mặt hốc hác với đôi mắt vẫn còn đỏ quạch như vừa trải qua một cơn địa chấn lại gần anh, cô ta khoảng chừng 40 tuổi, đi cùng là một cô y tá:

– Đây, người đưa bệnh nhân vào là anh này chị ạ.

Cẩm Tú gần như chạy lại người ân nhân của mình, rồi hỏi rối rít:

– Anh có phải là người đưa con gái tôi vào đây không?

Lúc này thì anh Ba đã nhận ra được người phụ nữ này chính là người đàn bà đi xe máy Spacy đã thuê Nghĩa làm vườn hôm đầu tiên:

– Vâng, chị là ……………

Cẩm Tú cầm lấy bàn tay của anh Ba, hai bàn tay một nõn nà trắng trẻo, một thô ráp đen nhẻm:

– Tôi là mẹ của cháu. Cảm ơn anh đã cứu con tôi. Không có anh chắc cháu nó đã chết rồi. Tôi ……. Tôi ………………

Nói đến đây, Cẩm Tú không kiềm được nữa mà khóc thành tiếng, đôi mắt tuôn nước mưa.

Chẳng hiểu sao, lúc này anh Ba hoang mang lắm, anh không phải anh là người nhảy xuống sông cứu cô gái, anh chỉ là đưa từ bờ bãi vào bệnh viện thôi. Nhưng câu nói của Nghĩa ban sáng lại vang lên đầu anh: “Chủ nhà chắc là giầu, cái nhà to lắm anh ạ”. Lại nghĩ về gia cảnh nghèo ở quê, giữa ranh giới của sự thiện lương và sự lừa dối, anh lại phân vân không biết đứng về bên nào. Thấy người phụ nữ giàu sang trước mặt mình đang khóc nấc lên vì thương con, rất có thể đây chính là một cơ hội để anh được đổi đời:

– Không có gì ạ. Tôi chỉ là ………………. thấy người bị nạn thì cứu thôi.

Anh Ba đã thay đổi trở thành một con người khác, không còn là anh Ba của vừa nãy nữa rồi. Anh đã chọn nhảy sang phía bên kia.

————-

Nằm thiếp đi ở bãi đến 15 phút thì Nghĩa tỉnh dậy, trời lúc này cũng đã tối hẳn, bên cạnh Nghĩa chỉ còn một ông lão nhìn rất già, khuôn mặt nhăn nhúm, tóc đã bạc trắng. Nghĩa lồm cồm bò dậy chào:

– Cháu chào ông. Cháu ngủ lâu chưa ạ?

Ông lão chắc là người địa phương ở đây, hình như làm nghề đánh bắt cá thì phải:

– Khá lắm cháu, thật là dũng cảm. Cháu còn mệt thì cứ ngủ đi cho lại sức.

– Thôi cháu đỡ mệt rồi ông ạ, cháu phải về đây. Nhà ông ở đâu mà sao giờ này ông còn ở đây?

Ông lão chỉ về phía xa xa, nơi có một xóm nhỏ sống trên những chiếc thuyền:

– Ở kia kìa, nhà ông ở trên xóm làng chài.

Nghĩa thấy lạ lắm, ở giữa đất thủ đô mà vẫn còn tồn tại một xóm làng chài, nhưng nhìn về phía tay ông lão chỉ, cậu cho là đúng vì ở đó lô nhô rất nhiều các thuyền nhỏ đậu chụm lại với nhau, có ánh lửa sáng lên trên thuyền, chắc giờ này họ đang thổi cơm:

– Vâng ạ, thôi cháu phải về đây, ông cho cháu hỏi đường lên cầu kia đi lối nào.

– Kia kìa, chỗ đoạn gầm cầu có một cầu thang sắt. Cháu qua đó rồi lên.

– Vâng ạ, cháu cảm ơn ông. Cháu đi đây.

– Uh, hôm nào rảnh qua làng chài chơi nhé.

Nghĩa tủm tỉm cười, không biết cậu có dịp qua làng chài chơi không nữa, nhưng cứ gật đầu cho ông lão mừng.

Nghĩa đi bộ về phía cầu thang sắt dẫn lên cầu, những cây cỏ lau ngập đến ngang ngực, gió lồng lộng thổi làm chiếc áo bộ đội của cậu bay lên phần phật. Bất giác Nghĩa sờ tay lên ngực áo, cậu thốt lên:

– “Ô, mất một chiếc cúc từ lúc nào nhỉ?”, rồi ngẫm nghĩ một hồi: “À, chắc là cái cô gái đầu đàn ông kia trong lúc túm vào người mình dựt đứt rồi”.

Nghĩa lấy xe đạp của anh Ba, không quên nhặt lại cả đôi dép. Bữa tối với món mực xào mà chị Mận hẹn từ hôm qua đang chờ cậu ở xóm trọ.

—— Hết chương 7 ——-​

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Keylz37

Nếu có nút like mình sẽ like cho Cu Zũng 1069 phát. Tác giả có thể ghim stk lên ko? Để ae donate ít lòng thành?