Những Mối Tình Trong Bệnh Viện – Seri Truyện Cực Hay 2019 ( Update Chap 21 END )
Thông Tin Truyện
Tên Truyện: Những Mối Tình Trong Bệnh Viện – Seri Truyện Cực Hay 2019 ( Update Chap 21 END )
Tác Giả : Đang cập nhật
Danh Mục: Truyện Sex Người Lớn
Thể Loại: truyen hay
Lượt Xem: 325 Lượt Xem
Chương 20:
Queen café là tầng 1 của một tòa nhà chung cư trên phố Nguyễn Chí Thanh, một con phố gần như đẹp nhất thủ đô lúc bấy giờ. Thủy chầm chậm bước vào, cô cố tình đi chậm để che đi sự run rẩy, cố tình thể hiện sự tự tin của mình. Vì đang trong giờ làm việc nên Thủy ăn mặc hết sức văn phòng. Quần vải dài bó sát tuy không hở phân thịt nào nhưng lại vô tình khoe trọn cặp chân dài thẳng mượt, mông và mu thành hình dưới lớp vải quần. Áo sơ mi mầu trắng cách điệu có một bông hoa nhỏ ở cúc áo thứ 2 từ trên xuống như để che đi bộ ngực căng mọng bên trong.
Đứng ở cửa ra vào, Thủy ngó một lượt vào không gian bên trong để tìm kiếm người hẹn cô, vì chưa từng gặp mặt nên Thủy chỉ phỏng đoán người mặc vest đen, bên cạnh có một chiếc cặp tap đang ngồi trong cùng kia giống dáng của một luật sư. Nhưng để khẳng định thêm, Thủy lôi điện thoại trong chiếc túi sách ra và bấm vào số vừa gọi đến. Quả đúng như vậy, gã mặc vest nhấc máy “alo” rồi ngoảnh ra phía cửa. Thủy giơ tay báo hiệu người gọi chính là mình.
Cô len lỏi qua các bàn trước nhiều ánh nhìn soi mói của các khách nam tiến về phía gã luật sư tên là Chu Tuấn:
– Anh là luật sư Chu Tuấn?
Chu Tuấn đứng dậy, cài lại cúc trên áo vest, bên trong là áo sơ mi mầu xanh dương phối với chiếc cà vạt mầu đỏ trông thật lịch lãm:
– Vâng, tôi là luật sư Chu Tuấn, còn chị là Thu Thủy, mẹ của cháu Nguyễn Gia Bảo phải không?
Chu Tuấn giơ tay ra bắt theo phép tắc xã giao, nhưng lời hắn nói làm Thủy rụt tay lại, cô đính chính bằng giọng nói đanh thép:
– Tôi không mẹ của Nguyễn Gia Bảo, tôi là mẹ của Đặng Gia Bảo. Chắc anh nhầm người rồi. Tôi xin phép.
Nói xong Thủy quay lưng đi nhưng Chu Tuấn cũng phản ứng nhanh không kém, vừa rồi luật sư cố tình nói nhưng vậy là để thử lòng và đo độ “cứng” của Thủy, không ngờ cô lại rất tỉnh táo và thông minh, luật sư dịch người sang hai bước để chắn lối đi của Thủy:
– Vâng, cháu Đặng Gia Bảo, là tôi đã nhầm. Xin lỗi cô. Mời cô ngồi.
Ngồi xuống phía đối diện với luật sư, Thủy bình thản gọi cho mình một ly nước cam. Cô mở lời:
– Anh cần gặp tôi có chuyện gì?
Luật sư Chu Tuấn giở cặp tap của mình ra lấy một tờ giấy A4, trên đó kín chữ nhưng nhìn tiêu đề là “Giấy ủy quyền” rồi đẩy về phía Thủy:
– Như vừa rồi tôi đã trao đổi với cô trên điện thoại, tôi được ủy quyền của anh Nguyễn Tuấn Huy và gia đình để làm việc với các cơ quan chức năng và những người có liên quan về việc anh Nguyễn Tuấn Huy muốn nhận lại đứa con đẻ của mình là cháu Nguyễn Gia Bảo.
Liếc nhanh vào tờ giấy rồi lườm một cái thật sắc vào mặt luật sư:
– Nếu anh còn nhầm họ của con tôi một lần nữa thì tôi sẽ không nói chuyện với anh.
Lần này có lẽ là Chu Tuấn thuận miệng mà nhầm thật chứ không phải là cố tình:
– Vâng, vâng, vâng, tôi thực sự xin lỗi. Tôi khẳng định sẽ không có lần sau. Hiện tại cháu tên là Đặng Gia Bảo.
Nhưng luật sư vẫn cố tình thòng vào cái tương lai đổi họ. Thủy nói tiếp:
– Tôi khẳng định với anh. Gia Bảo là con của tôi, không ai có thể cướp nó khỏi tay của tôi cả. Đặc biệt là một kẻ táng tận lương tâm, kẻ đã lừa gạt một đứa con gái tỉnh lẻ rồi phủi sạch mọi trách nhiệm. Gia Bảo hiện giờ đang sống rất tốt, vợ chồng tôi không giầu sang gì nhưng cũng không để cháu kém bạn kém bè.
Chu Tuấn chỉnh lại tư thế ngồi ngay ngắn hơn:
– Vâng, tôi hiểu là cháu đang có một cuộc sống ổn định. Nhưng chị nghe tôi nói này. Kể từ khi văn phòng tiếp nhận hồ sơ vụ việc, tôi đã tìm hiểu rất kỹ hoàn cảnh gia đình của anh Tuấn Huy và của cả gia đình chị nữa. Tôi nói không phải với tư cách là một luật sư, tôi nói với tư cách là một người đứng giữa. Gia đình anh Tuấn Huy rất có điều kiện về mặt kinh tế. Chuyện anh Huy muốn nhận lại con đẻ của mình được cả gia tộc dòng họ ủng hộ. Chị nên để cháu Gia Bảo về với bố nó, coi như là chị tạo cho cháu một cơ hội để có được một cuộc sống tốt hơn. Thứ nữa là chuyện gia đình chị, chị và chồng cũng sắp có con chung, để Gia Bảo về ở với bố chị sẽ có điều kiện chăm sóc đứa con này tốt nhất. Tôi hứa với chị là sẽ đảm bảo quyền lợi thăm nuôi Gia Bảo.
Thủy ngắt lời, cô cảm thấy mình yếu thế, đối phương tìm hiểu quá kỹ về mình, ngay cả chuyện cô có thai mà luật sư này còn biết, nên nhớ rằng chuyện cô có thai cô mới nói cho chồng và bố chồng biết mà thôi, có lẽ những lần cô đi khám thai cũng bị đối phương điều tra:
– Dừng lại, anh đi quá xa rồi đấy. Chuyện anh nói tôi đã hiểu, nhưng tôi khẳng định một lần nữa, tôi không bao giờ đồng ý. Tôi xin phép. Chúng ta sẽ gặp nhau tại tòa.
Nói xong Thủy đứng dậy, luật sư Chu Tuấn cũng đứng dậy theo:
– Kìa chị Thủy, mong chị bình tĩnh ngồi xuống chúng ta nói chuyện. Tôi còn có một việc quan trọng muốn nói với chị.
Thủy ngồi lại xuống ghế của mình, cô muốn xem chuyện quan trọng mà luật sư định nói:
– Anh nói đi.
– Gia đình thân chủ tôi rất tôn trọng cô, rất cảm kích tấm lòng của cô. Họ nhờ tôi chuyển lời tới cô rằng, nếu cô đồng ý thương lượng để Gia Bảo nhận bố đẻ và về sống với bố. Họ sẽ chuyển cho cô số tiền là 6 tỷ đồng bằng tiền mặt gọi là lời cảm ơn.
Bỗng Thủy cười “ha ha ha” vang cả một góc quán làm những bàn xung quanh tò mò nhìn lại:
– 6 tỷ, vậy các người tính công nuôi con của tôi là 1 tỷ/năm. Nếu thế thì tôi nên nuôi thêm vài năm nữa để có nhiều tiền hơn.
Rồi cô im bặt tiếng cười mỉa để trở lại trạng thái lạnh lùng:
– Tôi nói một lần cuối, con tôi không phải hàng hóa mà có thể mua bán được.
Thấy không thể thương lượng được với Thủy bằng phân tích thiệt hơn ngọt nhạt, dùng bằng cả tiền cũng không thể làm thay đổi tình hình. Luật sư Chu Tuấn biết là không còn cách nào khác ngoài dùng pháp luật.
– Tôi đã nói đến vậy mà chị không nghe thì đành chịu thôi. Nếu vậy chúng ta bắt buộc phải gặp nhau ở tòa. Văn phòng luật sư Chu Tuấn chắc chị cũng nghe danh rồi, chưa một vụ việc nào mà thân chủ của chúng tôi thiệt hại cả. Chúng tôi đã tập hợp đầy đủ mọi yếu tố để thắng trong vụ kiện này. Cũng mong chị suy nghĩ lại một lần nữa để tránh việc cả hai phải kéo nhau ra nhờ Tòa án phân xử, chị nên suy nghĩ nhiều đến hoàn cảnh của chị bây giờ. Nói gì đi nữa, Gia Bảo không phải là con của chồng chị, không phải là cháu của dòng họ Đặng nhà chồng chị. Hay nói cách khác, chị chỉ có một mình, không có ai ở sau lưng chị đâu.
Đúng lúc đó thì có một tiếng nói rất to ở phía đằng xa vọng vào:
– Ai nói là Thủy không có ai ở sau lưng?
Cả Thủy và luật sư Chu Tuấn cùng ngoảnh mặt ra hướng phát ra giọng nói. Luật sư thì chưa nhận ra người nói là ai, nhưng với Thủy thì quá là quen thuộc, là của chồng cô. Thủy kinh ngạc vì đoàn người đi đầu là bố chồng, còn đằng sau là Lưu, anh Phong và chị Vân. Cô lấy tay bịt miệng để kìm tiếng khóc. Vừa rồi trước lúc ra đây, người cô gọi điện xin ý kiến là bố chồng, bởi cô biết lúc này người cô cần bấu víu nhất chính là bố chồng, ông biết chuyện Gia Bảo là con riêng của cô, còn Lưu và anh chị Phong Vân thì chưa có biết chuyện, nay mọi người lại đến đây cả.
Thủy ú ớ:
– Ơ bố, anh, chị??????????
Vân xồ ngay đến bên cạnh Thủy, cô đặt hai tay lên đôi vai đang run lẩy bẩy của Vân thỏ thẻ thì thầm:
– Thủy à, anh chị mới biết chuyện, bố vừa nói. Yên tâm đi. Cả nhà sẽ ở bên cạnh em. Gia Bảo sẽ không phải đi đâu hết cả.
Lưu ngồi xuống ghế ngay bên cạnh vợ, anh cầm lấy đôi bàn tay nhỏ bé mũm mĩm đang run rẩy của Thủy rồi xiết chặt một cái, đôi mắt anh nhìn vợ trìu mến. Ánh mắt đó đủ để Thủy hiểu rằng anh đã biết chuyện và sẵn sàng cùng cô đối mặt với khó khăn này.
Còn ông Tình và Phong thì vẫn đứng, ông không muốn ngồi. Ông lại nhìn về phía tay luật sư rồi nói:
– Anh là luật sư hẹn gặp con dâu tôi ra đây phải không?
Luật sư Chu Tuấn đứng dậy định mở miệng giới thiệu theo thói quen thì ông Tình cắt ngang:
– Tôi nhờ anh nói với thân chủ của anh rằng, Gia Bảo là con cháu gia đình tôi, chúng tôi sẽ làm tất cả để không ai có thể cướp cháu đi được. Giờ anh về đi.
Thấy khuôn mặt căng đét của ông Tình, rồi khuôn mặt cũng không khác bố là ai của Phong và Lưu, luật sư Chu Tuấn biết mình không thể dùng miệng lưỡi mà thay đổi tình hình, đành lặng lẽ rút lui.
Rồi cả nhà cùng ngồi quanh bàn café, ông Tình nói đầu tiên, ông nhìn về phía Thủy:
– Thủy, con yên tâm. Chuyện Gia Bảo không phải là chuyện của riêng con. Là chuyện của cả gia đình, họ tộc. Chúng ta sẽ ở bên cạnh con, ủng hộ con. Đừng sợ bất cứ điều gì cả.
Thủy vẫn xụt xịt, cô chưa nói lời riêng tư nào với chồng cả:
– Hix hix hix, vâng ạ. Con cảm ơn mọi người. Con thấy mình có lỗi ….. với anh Lưu quá …… Hix hix hix …………. Hu hu hu.
Lưu vẫn cầm tay vợ từ nãy đến giờ, anh kéo Thủy vào lòng để cô khóc trên vai anh:
– Em không có lỗi gì cả. Chuyện này anh đã biết từ lâu rồi. Anh không trách em. Anh vẫn yêu Gia Bảo như con đẻ của mình đấy thôi. Giờ có thêm anh chị Phong Vân nữa. Em đừng lo lắng gì cả.
Nghe chồng nói biết từ lâu rồi, Thủy ngẩng khuôn mặt lấm lem nước mắt lên nhìn chồng rồi quay sang nhìn bố rồi cuối cùng đến anh chị:
– Anh biết từ lâu là sao?
– Là từ lúc Gia Bảo mới có 1 tháng tuổi cơ. Chuyện này về nhà anh sẽ nói cho em nghe. Nhân lúc có bố và anh chị ở đây, anh thề rằng bản thân mình chưa bao giờ coi Gia Bảo là người dưng cả. Anh yêu con như con đẻ của mình, đã như vậy rồi mà sẽ mãi mãi như vậy.
Phong ngắt lời:
– Thôi, chuyện này để nói sau. Giờ đây gia đình ta cần tập trung bàn bạc xem làm sao để đối phó với chuyện này. Theo con tìm hiểu, về mặt pháp luật, nếu con dưới 36 tháng thì ưu tiên theo mẹ. Nếu con từ 36 tháng đến dưới 8 tuổi thì xét điều kiện nuôi con, nếu trên 8 tuổi thì hỏi ý kiến của đứa bé. Trong trường hợp Gia Bảo 6 tuổi thì Tòa sẽ xem xét đến hoàn cảnh gia đình đấy. Đây là điều chúng ta cần tập trung.
Và thế là cả nhà túm tụm lại bàn bạc cách ứng phó.
——————–
1 tháng sau.
Vào đêm trước ngày hai bên gia đình gặp nhau tại phiên xử của Tòa, ông Tình trằn trọc nằm suy nghĩ nhiều vấn đề. Cả tháng nay, tạm gác lại chuyện tổ chức đám cưới với bà, ông tập trung cùng các con bàn bạc để tìm cách giữ Gia Bảo. Thấy “chồng” thao thức, bà Oanh trần truồng nằm bên cạnh xoa xoa vào ngực ông nói:
– Anh không ngủ sớm đi, mai còn phải ra Tòa nữa.
– Em chưa ngủ à? Mọi việc cơ bản đã thống nhất với các con rồi. Nhưng anh vẫn còn lo lắm. Ra soát lại thì đúng là mình chưa chắc chắn phần thắng.
– Em tin là mình sẽ thắng thôi anh ạ. Ở đời công sinh không bằng công dưỡng, các cụ đã nói rồi.
Mặc kệ bầu vú “vợ” chịn vào mạng sườn, mặc kệ bướm “vợ” đang nằm sát ở bên hông, ông Tình đặt tay lên trán:
– Thực sự anh rất lo, nếu mình thắng thì không nói làm gì. Nhưng nếu thua thì anh rất thương thằng cu, thằng bố đẻ nó là người chẳng ra gì. Có một thằng con trai bị thiểu năng mười sáu mười bảy tuổi, bệnh tật mà đâu có quan tâm chăm sóc gì đâu.
Bà Oanh giật mình vì ông Tình vừa nhắc đến một người đứa con bị thiểu năng, nói đến tuổi mười sáu mười bảy cũng đúng bằng tầm tuổi của Minh Trí, một bệnh nhân đã từng được bà chữa trị. Bà hỏi lại:
– Anh nói gì cơ? Bố đẻ Gia Bảo có một thằng con trai bị thiểu năng?
– Uh, tình mẫu tử cha con đấy nhưng nó bỏ bơ mà không quan tâm chăm sóc gì. Loại người ấy thì làm gì có tình cảm cơ chứ. Gia đình đấy chỉ muốn nhận lại Gia Bảo để nối dõi tông dường thôi. Chứ tình cảm anh nghĩ là không có.
Mặc kệ ông Tình nói, bà Oanh đang mải suy nghĩ và liên hệ với mẹ con Hằng – Minh Trí, bà hỏi chốt thông tin cuối cùng:
– Bố đẻ Gia Bảo tên là gì anh?
– Là Huy.
——————–
Tại phiên tòa.
Không giống với các phiên tòa hình sự khác, đây chỉ là một phiên tòa dân dự nên không có bị cáo và nạn nhân. Chỉ có nguyên đơn và bị đơn mà thôi.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là một phụ nữ trạc tuổi 50, đọc hồ sơ vụ việc bà rất khó nghĩ. Nếu trọng tình thì bác lý, mà trọng lý thì bỏ đi cái tình.
Bên nguyên đơn có đầy đủ Huy và gia đình nội tộc nhà hắn ngồi ngay ngắn ở dãy ghế bên phải.
Bên bị đơn có gia đình của ông Tình bao gồm: ông Tình, Thủy, Lưu, Phong, Vân. Gia Bảo không có mặt vì sự có mặt là không cần thiết, với lại hôm nay vẫn phải đi học.
Đại diện cho gia đình nguyên đơn là luật sư Chu Tuấn.
Gia đình bị đơn không đại cho luật sự mà yêu cầu được tự bào chữa.
Các thủ tục ban đầu cũng diễn ra như mọi phiên tòa khác. Đại diện viện kiểm sát, tòa nêu ra các căn cứ để có buổi phân xử hôm nay.
Sau đó là đến phần đại diện nguyên đơn đứng trước tòa biện hộ, luật sự Chu Tuấn lịch lãm đứng lên:
– Thưa hội đồng xét xử, trong tay tôi đang cầm tờ giấy xét nghiệm ADN để chứng minh không bàn cãi anh Nguyễn Tuấn Huy, thân chủ tôi là bố đẻ của cháu Gia Bảo. Còn đây là hồ sơ chứng minh điều kiện nuôi nấng cháu Gia Bảo của đình anh Huy. Bao gồm các tài sản là nhà, đất, xác nhận số dư tài khoản ngân hàng. Có thể khẳng định rằng, gia đình anh Huy hoàn toàn đủ điều kiện về mặt tài chính để nuôi cháu Gia Bảo một cách tốt nhất. Chưa hết, đây là giấy báo nhập học lớp 1 của trường Tiểu học quốc tế mang tên cháu Gia Bảo. Theo chương trình của trường, cháu sẽ học cấp I và cấp II tại Việt Nam, còn từ cấp III đến Đại học sẽ học tập tại Singapore. Tôi nói đến đây để khẳng định với quý tòa và gia đình bị đơn rằng gia đình thân chủ tôi có đầy đủ tiềm lực tài chính để nuôi cháu trưởng thành trong điều kiện tốt nhất.
Dừng lại một lúc để nhìn một lượt rồi luật sư Chu Tuấn nói tiếp:
– Qua đây, tôi xin phép được chuyển lời của gia đình thân chủ tới gia đình bị đơn, đặc biệt là chị Thu Thủy, là mẹ đẻ và anh Trung Lưu là bố dượng của của cháu Gia Bảo. Anh chị đã chăm sóc và nuôi dưỡng cháu rất tốt. Tôi mong rằng anh chị hãy tạo điều kiện để Gia Bảo có một cuộc sống tốt hơn cuộc sống hiện tại. Tôi cũng biết rằng nếu Gia Bảo trở về sống với bố đẻ cũng sẽ để lại những khoảng trống nhất định trong lòng anh chị, nhưng tôi tin rằng sẽ rất nhanh thôi khoảng trống sẽ được bù đắp lại bởi đứa con chung mà anh chị sắp có.
Chưa dừng lại, Chu Tuấn tiếp tục nói sau khi nhìn vào khuôn mặt trắng bệch đang run run của Thủy:
– Gia Bảo về sống với bố đẻ, điều đó không có nghĩa là chị Thủy không được thăm cháu. Chị vẫn được quyền thăm nom và dưỡng dục cháu, gia đình thân chủ tôi tôn trọng điều đó theo quy định của pháp luật. Tôi xin hết ý kiến của mình.
Nói xong luật sư Chu Tuấn trở về chỗ ngồi của mình trong ánh mắt hân hoan, tự tin của những người trong gia đình Huy. Họ tin rằng với những lời nói đanh thép kèm bằng chứng chứng minh tận mục sở thị kia thì họ chắc chắn sẽ giành được phần thắng.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa nói:
– Giờ đến phần bào chữa của gia đình bị đơn. Theo như yêu cầu thì gia đình bị đơn xin được tự bào chữa tại tòa. Xin mời từng người một.
Thủy đứng lên đầu tiên, cô nhìn một lượt mọi người xung quanh rồi cầm mic nói rất dõng dạc:
– Tôi không thể giao Gia Bảo cho một người cha như ông Huy được. Tôi không thể để cháu sống với một người đã từ chối trách nhiệm làm cha khi cháu mới chỉ là bào thai trong bụng mẹ. Trong khuôn khổ phiên tòa này, vì không có bằng chứng nên tôi không thể chứng minh được rằng tôi đã bị ông Huy dùng thủ đoạn bẩn thỉu để cưỡng hiếp tôi, làm tôi có bầu rồi rũ bỏ trách nhiệm. Bản thân tôi cũng không muốn xới lại vấn đề này, vì dù như thế nào đi chăng nữa thì tôi đã có được một đứa con trai mà vợ chồng tôi thường nói với nhau rằng, đó là một thiên thần, một món quá mà ông trời ban tặng cho vợ chồng tôi.
Lúc này Thủy không khóc, cô đã chuẩn bị cho phần bào chữa của mình cả tháng nay rồi, cô rất mạnh mẽ và cứng rắn, cô tiếp tục nói vào mic:
– Tôi không phủ nhận rằng ông Huy là bố đẻ của con tôi. Nhưng đối với tôi, đó chỉ là một con số O tròn trĩnh. Với tôi, người bố thực sự của cháu chính là chồng tôi, anh Đặng Trung Lưu. Bao nhiêu năm qua, tôi là người tận mắt chứng kiến sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng, dậy dỗ của anh dành cho Gia Bảo mặc dù anh ấy biết Gia Bảo không phải là con đẻ của anh ngay từ lúc cháu mới được sinh ra. Qua đây, từ tận đáy lòng mình tôi xin được gửi lời biết ơn tới anh, tới gia đình anh. Chính anh đã là chỗ dựa vững chắc để mẹ con tôi vượt lên nỗi đau mà sống yên bình, hạnh phúc và đủ đầy cho tới tận ngày hôm nay.
– Còn đối với gia đình ông Huy, lúc mẹ con tôi khó khăn nhất, cần các người nhất thì các người đang ở đâu? Các người có biết mẹ con tôi là ai không? Tôi không biết mục đích thực sự của việc các người muốn chia cắt mẹ con tôi, muốn lôi con tôi ra khỏi mái ấm đang rất hạnh phúc và yên ổn là gì? Nhưng tôi chắc chắn rằng các người không có tình cảm gì với cháu cả, đến khuôn mặt cháu nhiều người còn không biết thì tình cảm làm sao mà có được. Tôi xin các người, hãy để cho mẹ con tôi yên.
– Thưa tòa! Đúng là nếu so về tài sản nhà cửa xe cộ thì gia đình chúng tôi không thể bằng và có lẽ mãi mãi cũng không thể bằng được với gia đình ông Huy. Bố chồng tôi là một bác sĩ về hưu, chồng tôi làm cho một cơ quan nhà nước lĩnh lương hàng tháng, tôi làm việc cho một công ty tư nhân. Chúng tôi chỉ là những người lao động bình thường trong xã hội này. Nhưng tôi xin được khẳng định rằng, từ lúc Gia Bảo được sinh ra tới giờ, cháu không hơn chúng bạn nhưng cũng không kém chúng bạn điều gì. Gia đình chúng tôi trước đây và sau này luôn dành tốt nhất những gì mình có cho cháu. Còn nếu so về tình cảm thì chắc chắn rằng, Gia Bảo đang được sống trong một gia đình đúng nghĩa của nó, nó được ông nội hết mực yêu chiều, nó được bố luôn luôn quan tâm chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ, được các bác yêu quý hết lòng, được dòng họ yêu mến. Cháu đang được hưởng những gì tốt nhất dành cho một đứa trẻ. Một đứa trẻ lớn lên thành người, chỉ điều kiện vật chất thôi là chưa đủ mà cần phải có cả tình thương nữa. Tôi mong tòa xem xét thấu đáo và đưa ra phán quyết công bằng, hợp tình, hợp lý. Tôi xin hết.
Nói xong Thủy quay trở về ghế ngồi của mình ở cạnh Lưu. Cô nhìn thấy ánh mắt đỏ hoe của bố chồng, của chồng và anh chị Phong Vân.
Lưu nắm tay vợ một cái thật chặt rồi đứng dậy tiến lên bục bào chữa, anh mang theo một chiếc balo.
– Thưa hội đồng xét xử, tôi là Đặng Trung Lưu, là bố của cháu Đặng Gia Bảo. Tôi không biết phải bào chữa thế nào, những gì vợ tôi vừa nói cũng là những lời mà tôi muốn nói trước tòa và trước gia đình của anh Huy. Tôi chỉ có một số đồ vật muốn cho tòa và mọi người xem:
Nói xong Lưu kéo khóa chiếc ba lô, ở bên trong lổn nhổn rất nhiều thứ đồ, anh lấy ra một quyển album ảnh rồi lật giở từng trang:
– Đây là những hình ảnh tôi đón cháu từ tay bác sĩ, lúc đó mẹ cháu vẫn còn nằm ở trong phòng đẻ. Tôi nhìn cháu và cháu nhìn lại tôi, hai bố con nhìn nhau. Các vị có biết không? Khi tôi đưa một ngón tay của mình vào tay cháu thì ngay lập tức bàn tay bé nhỏ đỏ hỏn của cháu nắm chặt lấy ngón tay tôi. Thế đó.
– Đây là một lọn tóc sữa của cháu, tóc chưa có màu đen mà chỉ là mầu nhàn nhạt. Tôi tự tay mình cắt tóc sữa cho cháu và giữ đến bây giờ. Còn đây là bộ móng tay và móng chân đầu tiên của cháu. Tôi cắt và dán vào quyển album này.
Lật giở từng trang lưu lại những khoảnh khắc thôi nôi của Gia Bảo:
– Gia Bảo cứng cáp lắm, đúng theo quy trình các cụ nhà ta thường bảo, 3 tháng biết nãy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò bước đi. Ơn giời, khi sinh nhật 1 tuổi Gia Bảo không bị ốm nặng lần nào, chỉ có vài lần sốt nhẹ, tôi cho cháu uống nước lá và đắp trán là khỏi.
– Nhưng khi cháu được một tuổi rưỡi, lúc đó tôi còn nhớ cả Hà Nội có dịch sốt xuất huyết. Và Gia Bảo cũng bị sốt xuất huyết, một thể rất nặng. Lúc đầu vợ chồng tôi cho cháu vào điều trị ở bệnh viện y học cổ truyền gần nhà, nhưng cháu không đỡ mà liên tục sốt cao 41 – 42 độ. Rồi đến khi cháu lịm dần đi, mặt mày tím tái thì các bác sĩ ở đó mới cho cháu chuyển lên bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Lúc đó là 2 giờ sáng, tôi ôm cháu trên xe cấp cứu, bố tôi cũng đi cùng. Còn mẹ cháu không đi được vì lúc đó đã bị ngất đi.
Tôi không thể miêu tả lại cho mọi người nghe cảm giác của tôi lúc đó, tôi chỉ biết là lúc đó tôi rất sợ, tôi chưa bao giờ sợ như thế. Tôi chỉ sợ cháu sẽ rời bỏ vợ chồng tôi mà đi. Lúc ôm cháu vào người trên xe cấp cứu, tôi có cảm giác mình đang ôm một cục than nóng, lại còn giật giật nữa. Rồi cháu được cấp cứu khẩn cấp tại khoa A9 bệnh viện Bạch Mai, nằm cạnh cháu đều là những bệnh nhân đang ở trong tình trạng thập tử nhất sinh. Cháu ngay lập tức được truyền 3 đường máu và các thủ thuật cận lâm sàng. Nhờ trời phật phù hộ độ trì. Cháu đã qua khỏi cơn nguy kịch và trở lại bình thường. Gia đình tôi mừng như chết đi sống lại. Lần nằm viện đó, máu của tôi đã được truyền vào người cháu, trong người cháu có dòng máu của tôi.
– Còn đây, đây nữa, là rất nhiều hình ảnh kỉ niệm của hai bố con tôi, chúng tôi đi chơi, chúng tôi đi ăn, chúng tôi đùa nghịch cùng nhau. Tất cả những điều đó đã làm cho Gia Bảo thực sự là con trai tôi. Tôi xin thề trước vong linh người mẹ quá cố của tôi rằng trong lòng tôi chưa bao giờ tôi phân biệt chuyện con đẻ, con dượng đối với Gia Bảo. Đối với tôi, dù tôi có thêm một hoặc nhiều đứa con nữa thì tình cảm mà tôi dành cho cháu vẫn không bao giờ thay đổi. Tôi xin khẳng định, trên đời này, không có người đàn ông nào yêu Gia Bảo hơn tôi. Tôi xin hết.
Lưu cất lại quyển album, các tấm ảnh vào lại balo, anh bình thản, tĩnh tại, thong dong đi lại về ghế ngồi của mình, ở đó có vòng tay chờ sẵn Thủy. Cô ôm anh một cái thật chặt, chặt như không thể chặt hơn nữa. Anh thực sự là một người chồng, một người đàn ông chân chính, vị tha, bao dung, độ lượng. Anh xứng đáng là chỗ dựa của cuộc đời cô.
Rồi đến lượt ông Tình đi lên bục bào chữa, ông cũng cầm theo một quyển tập mầu xanh:
– Thưa hội đồng xét xử, những gì cần nói thì con dâu tôi và con trai tôi đã nói hết rồi, tôi không cần phải nói nhiều để chứng minh tình cảm mà gia đình tôi dành cho Gia Bảo. Tôi chỉ đưa cho quý tòa xem một vật để chứng minh thêm điều đó. Đây là quyển gia phả dòng họ Đặng, được ghi chép từ cách đây hơn 300 năm. Ở mục gần nhất có thêm tên cháu Đặng Gia Bảo, con trai của Đặng Trung Lưu, cháu nội của ông Đặng Trung Tình, là tôi đây. Dòng tộc nhiều đời họ Đặng nhà tôi đã công nhận cháu Gia Bảo là cháu trai của dòng họ. Tôi xin hết.
Rồi sau đó phiên tòa còn tiếp tục diễn ra với phần hỏi đáp giữa đại diện Viện Kiểm Sát, Hội đồng xét xử với bên nguyên đơn và bị đơn. Không có phần rất căng thẳng khi bên thì nặng về lý, bên thì nặng về tình. Vị thẩm phán chủ tọa phiên tòa rất phân vân không biết quyết định như thế nào, cuối phiên xử, bà tuyên bố:
– Tòa đã làm việc xong, tòa cần thời gian hội ý để công bố kết luận cuối cùng.
Đang định gõ búa để tạm dừng phiên tòa thì ở phía ngoài có giọng nói vang vào:
– Thưa tòa! Tôi xin có ý kiến.
Mọi người cùng nhin ra thì nhận thấy có 3 người bước vào, đi đầu là 2 mẹ con Hằng và Minh Trí, người đi đằng sau cùng là bà Oanh.
Tất cả mọi người đều ngạc nhiên. Ông Tình ngạc nhiên vì sự xuất hiện của bà Oanh bất ngờ ở phiên tòa. Còn Huy và gia đình của ông ta thì cắt không còn giọt máu.
Hằng dẫn Minh Trí vào trong, cậu đang ngơ ngơ ngác ngác dáo dác nhìn mọi người xung quanh, Minh Trí có gặp ánh mắt của bố nhưng cậu ta coi như không. Hằng hướng dẫn con ngồi xuống ghế trông ở hàng ghế bên phía nhà ông Tình, như vậy có thể khẳng định cô đứng ở phía nào.
Bà Oanh ngồi cạnh ông Tình, ông cầm lấy tay bà:
– Sao em lại ở đây, còn 2 người này là ai?
– Là vợ và con của thằng Huy đấy. Còn chuyện cụ thể thế nào tối về em kể cho nghe.
Kể lại một chút chuyện tối hôm qua, khi nghe ông Tình nói về việc bố đẻ của Gia Bảo có con trai bị thiểu năng, rồi biết được tên là Huy. Sáng sớm ngày hôm sau, lúc ông Tình đi ra khỏi nhà đến tòa thì bà Oanh đã điện thoại cho Hằng. Sau khi khẳng định bố đẻ của Gia Bảo chính là chồng của Hằng, bố của Minh Trí thì bà Oanh đã kể lại toàn bộ sự việc cho Hằng nghe. Và cuối cùng Hằng quyết định sẽ đến tham dự phiên tòa.
Trở lại với diễn biến tại phiên tòa. Hằng đi lên bục phát biểu:
– Thưa tòa, tôi là Trần Thị Hằng, tôi là vợ của anh Nguyễn Tuấn Huy, đứa trẻ ở dưới kia là con trai của tôi và anh Huy. Cháu năm nay 17 tuổi, cháu bị thiểu năng trí tuệ bẩm sinh. Cháu không được bình thường, suy nghĩ của cháu từ nhỏ tới giờ vẫn chỉ như một đứa bé một hai tuổi mà thôi. Tôi xin phép được trình bày ý kiến của mình qua sự việc anh Huy muốn nhận lại con.
Chủ tọa nói:
– Xin mời chị Hằng.
– Thưa tòa, anh Huy là một người cha vô trách nhiệm. Anh ta hoàn toàn không quan tâm, không chăm sóc và gần như phủi mọi trách nhiệm người cha đối với Minh Trí. Tại sao ư? Vì con tôi là một đứa trẻ tật nguyền. Mặc dù có gia đình, có vợ con nhưng anh ta hầu như không ở nhà, một năm có khi chỉ về nhà một đến 2 lần, mặc kệ mẹ con tôi ra làm sao. Tôi mong tòa xem xét đến hoàn cảnh của mẹ con tôi mà có kết luận đối với việc nhận lại con của anh Huy. Tôi không thể nhắm mắt làm ngơ để một đứa trẻ khác lại khổ như con của tôi. Tôi xin hết.
Nói xong Hằng lại trở về ngồi bên cạnh Minh Trí trong ánh mắt cảm ơn của toàn bộ gia đình ông Tình.
Vừa nãy mọi chuyện còn ở thế cân bằng, nhưng nhờ có sự xuất hiện của mẹ con Hằng, có lẽ tòa đã có quyết định của mình.
Sau khi nghỉ giải lao, chủ tọa phiên tòa đứng dậy công bố kết luận cuối cùng, lược bỏ những phần thủ tục, tôi xin được chép lại đoạn chính của kết luận như sau:
– Tòa tuyên bố. Chị Bành Thu Thủy tiếp tục được quyền nuôi dưỡng và chăm sóc cháu Đặng Gia Bảo. Còn đối với anh Nguyễn Tuấn Huy, anh được quyền thăm cháu nhưng phải được sự đồng ý của gia đình chị Thủy, ngoài ra anh còn phải có trách nhiệm chu cấp nuôi cháu tối thiểu 2 triệu đồng/tháng cho đến khi cháu được tròn 18 tuổi.
Khi tòa đọc xong tuyên bố, cả nhà Thủy nhẩy cẫng lên vui mừng. Cuối cùng họ đã chiến thắng, lẽ phải và tình người đã chiến thắng.
Chỉ có ông bà Tình Oanh là không nhẩy cẫng lên thôi, họ lùi ra một góc mà nhìn nhau đắm đuối:
– Cảm ơn em, nhờ có em mà mới có chiến thắng này đấy.
– “Hi hi hi, anh nói quá lên, chỉ là vô tình em quen được hai mẹ con Hằng thôi, giờ xong việc rồi, mình về đi anh. Em muốn anh đi cùng em đến một nơi”, bà Oanh thẹn thùng.
– Nơi nào?
– Cửa hàng áo cưới. Hihihihihi!!!!!!
Vậy là ông bà bí mật rời khỏi phòng xử án. Lúc vợ chồng Lưu – Thủy, Phong – Vân hết đoạn ăn mừng thì mới nhớ người mình cần cảm ơn nhất là bà Oanh, nhưng họ ngó lên thì thấy cả bố mình cũng biến mất từ khi nào. Thủy và Vân thì bình thường thôi, họ trước giờ vẫn không có ác cảm gì với cô Oanh cả, không cảm ơn trước thì cảm ơn sau cũng được. Chỉ có Lưu và Phong, hai người đàn ông cảm thấy bản thân mình thật là nhỏ mọn, họ dần dần nhận ra được chân lý thực sự của cuộc sống.
— Hết chương 20 —